Máy bay phun thuốc cho cây Điều khu vực Tây Nguyên


Để phun thuốc cho cây điều, bà con nông dân đã liên hệ Công ty AgriDrone Việt Nam sử dụng máy bay phun thuốc sâu không người lái với nhiều tiện ích.

Cây điều là loại cây có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu đi nhiều nước. Để đảm bảo năng suất và chất lượng khi thu hoạch, bà con cần lưu ý đến khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu các loại sâu bệnh thường gặp trên cây điều, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và giải pháp sử dụng máy bay phun thuốc cho cây điều.

Các loại sâu bệnh hại cây điều và cách phòng trừ

Những loại sâu bệnh thường gặp trên cây điều có thể kể đến bao gồm:

  • Bọ xít muỗi: 

may bay phun thuoc cho cay dieu 01

Loại côn trùng gây hại này thường tấn công các bộ phận của cây điều bao gồm: lá non, chồi non, hoa và trái non; bọ xít muỗi chích vào các mô non để hút nhựa tạo ra các vết thương, tại các vết chích tiết ra các giọt nhựa trong suốt, lâu dần chuyển sang màu nâu đen. Các vết chích này sẽ là điều kiện thuận lợi cho các dạng nấm bệnh tấn công, gây hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn điều.

Biện pháp phòng, trừ: Phun thuốc khi bọ xít muỗi mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ bằng các loại thuốc như: Alpha Cypermethrin (FM Tox 50EC, Fotox50EC,…); Cypermethrin (Cyperan5EC, 10EC…), Thiamethoxam  (Actara 25WG,…); Phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

  • Bọ trĩ: 

Chúng thường phát triển và tấn công cây điều mạnh trong điều kiện khô, giai đoạn ra chồi non, bông, trái non làm cho bông bị khô, hạt méo mó, khiến cho điều bị giảm năng suất và chất lượng hạt; vết chích có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, gây hại.

Bà con có thể phòng trừ bọ trĩ bằng các loại thuốc: Thiamethoxam (Actara 25WG); Abamectin (Reasgant 5EC…); Dimethoate (Bi-58 40EC, Bian 40EC…); phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

  • Bọ vòi voi đục chồi: 

Đây chính là loài sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Mỗi chồi non thường bị sâu trưởng thành đục từ 8 đến 10 lỗ nhưng chỉ có từ 1-2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lỏi chồi non để ẩn náu làm chồi bị héo, không phát triển, cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và hình thành nhiều cành nhánh. Sâu tấn công mạnh vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Phòng trừ bằng các loại thuốc: Dimethoate (Nugor 40EC, Bian 40EC, 50EC,…); Abamectin (Reasgant 5EC,…), phun khi sâu mới xuất hiện; phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

  • Bọ cánh cứng hại điều: 

Loài này gây hại tương tự như bọ xít muỗi nhưng chủ yếu là chồi non, vết thương do bọ cánh cứng chích bị thâm đen, chúng thường tấn công vào thời điểm chập tối cho đến sáng sớm hôm sau, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm bệnh gây hại làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của cây điều.

Phun thuốc bảo vệ thực vật để khi bọ cánh cứng mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ bằng các loại thuốc như: Dimethoate (Nugor 40EC, Bian 40EC, 50EC,…); Chlopyrifos Elthy (Maxfos 50EC…); cộng thêm hoạt chất Thiamethoxam (Actara 25WG,…); phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

  • Sâu que: 

Sinh sôi trong điều kiện mưa nhiều, đổ ẩm cao, gây hại các giai đoạn ra chồi non, bông, trái non làm giảm năng suất, chất lượng hạt điều; tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại.

Bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời.

  • Bệnh thán thư: 

Bệnh này do nấm có tên là Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Biểu hiện là các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Trường hợp nặng có thể thấy nhựa tiết ra trên vết bệnh, cành có thể bị khô và chết dần. Hậu quả do bệnh gây ra là hạt và trái non bị nhăn, khô đen hoặc rụng non.

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt bệnh này như Hexaconazole (Anvil 5SC…); Propineb (Antracol 70WP,…); các hoạt chất hỗn hợp như Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil gold 68WP, Rorigold 680WG,…); Phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

  • Bệnh cháy lá, khô cành: 

Triệu chứng: Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn, làm cho lá bị khô và cháy, vết có hình dạng khác nhau; Cành bị hại thường có biểu hiện nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt như Hexaconazole (Anvil 5SC…); Propineb (Antracol 70WP,…); các hoạt chất hỗn hợp như Metalaxyl + Mancozeb (Kinkinbul72WP, Ridomil gold 68WP, Rorigold 680WG,…); phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trừ.

Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây điều

Nhằm giúp bà con trồng điều bảo vệ được năng suất cũng như chất lượng khi thu hoạch, Công ty AgriDrone Việt Nam giới thiệu công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây điều bằng máy bay không người lái của DJI.

May bay xit thuoc DJI Agras T20

Máy bay không người lái là thiết bị bay được điều khiển từ xa, có nhiều tính năng thông minh để hỗ trợ hiệu quả cho công tác phun thuốc bảo vệ thực vật, công suất gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, thời gian phun nhanh chóng chỉ 10 – 15 phút là hoàn thành phun trên 1 hecta. Sử dụng máy bay phun thuốc giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí thuốc, nước, bảo vệ sức khỏe cho bà con nông dân.

Dịch vụ phun thuốc sâu bằng máy bay cho cây điều của AgriDrone Việt Nam

Công ty AgriDrone Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp tại Việt Nam với các dòng máy hiện đại nhất hiện nay như: máy bay phun thuốc DJI Agras T10, DJI Agras T30,…

Đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay cho cây điều của bà con tại các địa phương trồng điều, Công ty AgriDrone Việt Nam đã hợp tác với các địa phương lập trạm phun tại nhiều tỉnh thành, dịch vụ 24/7 với chi phí tiết kiệm. Bà con quan tâm xin vui lòng liên hệ Công ty AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN