Lịch phun thuốc vụ Đông Xuân tại Kiên Giang


Để phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo năng suất lúa khi thu hoạch, bà con cần nắm được lịch thời vụ và lịch phun thuốc vụ Đông Xuân tại Kiên Giang năm 2021 – 2022.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích gieo trồng hàng năm đạt khoảng 720.000 ha, sản lượng từ 4 – 4,5 triệu tấn lúa hàng hóa. Vụ đông xuân hàng năm, diện tích xuống giống lúa của tỉnh Kiên Giang khoảng 280.000ha.

Theo dự báo của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, rầy nâu di trú trong tháng 10-12/2021 vào thời gian từ ngày 15-22 hàng tháng. Riêng tháng 11/2021 rầy di trú sẽ có mật số cao do lúa Thu Đông và Mùa 2021 của các tỉnh phía Đông Bắc thuộc vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long vào thu hoạch rộ.

Trước nhận định tình hình trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang hướng dẫn lịch thời vụ lúa vụ Đông Xuân năm 2021-2022 đối với các huyện Gò Quao, Giồng, Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và thành phố Rạch Giá như sau:

Lịch gieo sạ lúa vụ Đông Xuân tại Kiên Giang

Đợt 1 (Gieo sạ từ ngày 20 – 30/10/2021): vùng ngập lũ không sâu và lũ rút sớm, gồm một phân các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Giang Thành, Hòn Dắt và vùng ven sông Cái Bé, Cái Lớn của các huyện Châu Thành, Gò Quao.

Đợt 2 (Gieo sạ từ ngày 20 – 30/11/2021): đây là đợt gieo sạ tập trung, bao gồm phần lớn diện tích các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành, Rạch Giá, Hòn Đất và Kiên Lương.

Đợt 3 (Gieo sạ từ ngày 20 – 30/12/2021): chủ ¡yếu các vùng trũng, nước rút chậm, bao gồm điện tích còn lại của các huyện: Giồng Riềng, Hòn Đắt, Kiên Lương, Gò Quao, Giang Thành và Rạch Giá.

Không gieo sạ trong tháng 01/2022 trở về sau.

Cơ cấu giống vụ Đông Xuân năm 2021 – 2022.

Anh-Xuyen-dang-rai-hat-tren-dong-bang-may-bay-khong-nguoi-lai-nong-nghiep
Máy bay rải hạt

Đối với vùng Tây sông Hậu (gồm các huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, TP Rạch Giá, phân còn lại của huyện Gò Quao):

  • Vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc canh tác 2 vụ lúa – 1 vụ màu, vùng gần biển có đê bao không hoàn chỉnh, có thể bị xâm nhập mặn cuối vụ, khuyến cáo sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (85-95 ngày) như: OM18, OM5451, GKG1, OM2517, GKG5, OM380,…

  • Vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc vùng có đê bao đảm bảo ngăn mặn cuối vụ: ngoài các giống khuyến cáo như trên (OM5451, GKGI, OM18, OM2517, OM380…), có thể sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn như: ST24, ST25, Đài thơm 8, Jasmine85, OM6976, OM4900, OM7347,…

Đối với vùng Tứ giác Long Xuyên:

  • Vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc canh tác 2 vụ lúa – 1 vụ màu, vùng gần biển có đê bao không hoàn chỉnh, có thể bị mặn xâm nhập sớm ở cuối vụ, khuyến cáo sử dụng các giống lúa như: giống lúa  OM18, OM5451, GKG1, OM380, OM2517, GKG5, GKG9,….

  • Vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm, vùng có đê bao bảo đảm ngăn mặn cuối vụ: OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài thơm 8, ST24, ST25, nhóm hạt tròn, “lúa Nhật” như: ĐS1, nhóm giống lúa nếp (như IR4625), ….

  • Khuyến cáo người dân sử dụng giống xác nhận và lượng giống gieo sạ từ 80-100 kg/ha để giảm chỉ phí sản xuất.

Phòng trừ sâu bệnh vụ Đông Xuân tại tỉnh Kiên Giang

Để hạn chế thiếu nước cuối vụ và sự lây lan của dịch hại nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá nhiễm từ vụ Hè Thu và Thu Đông sang vụ Đông Xuân 2021-2022, bà con cần thực hiện tốt các công việc sau:

  • Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu và Thu Đông 2021 cần làm đất, cải tạo mặt bằng và vệ sinh đồng ruộng, khi lũ rút vận động nông dân gia cô bờ bao bơm nước ra và làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân theo lịch khuyến cáo.

  • Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, nhất là tình hình mưa lũ và diễn biến rầy nâu vào bẫy đèn để đưa ra các khung lịch thời vụ xuống giống đồng loạt, tập trung với từng vùng, từng khu vực.

  • Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

Sử dụng máy bay phun thuốc tại Kiên Giang

May-bay-phun-thuoc-DJI-Agras-MG-1P
Máy bay phun thuốc trên cánh đồng lúa

Trước đây, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công, làm hiệu suất lao động thấp và không an toàn cho người. Bên cạnh đó, hiện nay thực trạng thiếu nhân công trong nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều địa phương. Mặt khác, sâu bệnh hại lúa ngày càng nhiều, nhất là rầy nâu có tốc độ lâu lan rất nhanh nếu như không phun thuốc phòng trừ kịp thời. Do đó, đòi hỏi cần đưa máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu để giải quyết thực trạng này. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có một số tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và một số hộ nông dân đã liên hệ với AgriDrone Việt Nam đưa máy bay không người lái vào phun thuốc bảo vệ thực vật cho đồng ruộng của mình, nhờ đó hiệu quả tăng cao, chi phí sản xuất giảm, tiết kiệm thời gian, dập dịch hại nhanh chóng, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

AgriDrone Việt Nam được biết đến là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái với nhiều trạm phun dịch vụ trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bà con. Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc tại Kiên Giang xin vui lòng liên hệ đến số hotline của AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

NHẬN TƯ VẤN