Lịch phun thuốc vụ Đông Xuân tại Kiên Giang


Để phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo năng suất lúa khi thu hoạch, bà con cần nắm được lịch thời vụ và lịch phun thuốc vụ Đông Xuân tại Kiên Giang.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích gieo trồng hàng năm đạt khoảng 720.000 ha, sản lượng từ 4 – 4,5 triệu tấn lúa hàng hóa. Vụ đông xuân hàng năm, diện tích xuống giống lúa của tỉnh Kiên Giang khoảng 280.000ha.

Dự báo tình hình thời tiết và nguồn nước vụ Đông Xuân tới

Theo nhận định từ các cơ quan khí tượng thủy văn, mùa mưa tới đây khả năng sẽ kết thúc phổ biến vào khoảng cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Lượng mưa trong các tháng tới có xu hướng xấp xỉ hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, bà con cần đề phòng khả năng có mưa trái mùa trong giai đoạn mùa khô.

Về thủy văn, mực nước các trạm đầu nguồn sông Cửu Long sẽ chuyển sang chế độ mùa lũ, đỉnh lũ khả năng xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10. Mực nước tại các trạm nội đồng sẽ lên dần và đỉnh lũ phổ biến vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, có khả năng cao hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm. Từ giữa tháng 11, mực nước nội đồng sẽ xuống nhanh. Tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô tới khả năng sẽ xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm.

Dựa trên diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng và hệ thống bẫy đèn trong và ngoài tỉnh từ tháng 10 đến tháng 12 tới, dự báo mật số rầy nâu sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, bà con tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Lịch gieo sạ lúa vụ Đông Xuân tại Kiên Giang

Để đảm bảo né rầy và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước cuối vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang đã đưa ra khung lịch thời vụ khuyến cáo như sau:

  • Đợt 1: Gieo sạ từ khoảng giữa đến cuối tháng 10. Áp dụng cho các vùng ngập lũ không sâu và lũ rút sớm.
  • Đợt 2: Đây là đợt gieo sạ tập trung diện tích lớn của tỉnh, diễn ra từ khoảng đầu đến cuối tháng 11.
  • Đợt 3: Gieo sạ từ khoảng đầu đến cuối tháng 12. Áp dụng cho phần diện tích còn lại, chủ yếu ở các vùng trũng, nước rút chậm.

Bà con lưu ý không thực hiện gieo sạ sau tháng 01 để tránh rủi ro.

Cơ cấu giống vụ Đông Xuân tại Kiên Giang

Cơ cấu giống vụ Đông Xuân tại Kiên Giang

Việc lựa chọn giống lúa phù hợp với từng vùng và điều kiện canh tác đóng vai trò quan trọng.

  • Vùng Tây sông Hậu:
    • Đối với vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc 2 lúa – 1 màu, vùng có nguy cơ mặn xâm nhập sớm cuối vụ: Ưu tiên các giống ngắn ngày (khoảng 85-95 ngày) như OM 18, OM 5451, Đài thơm 8, OM 380, RVT, GKG 5,…
    • Đối với vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc vùng có đê bao ngăn mặn tốt cuối vụ: Ngoài các giống ngắn ngày, có thể sử dụng thêm các giống dài ngày hơn như OM 18, OM 4900, OM 7347, ST 24, ST 25, Jasmine 85, OM 34,…
  • Vùng Tứ giác Long Xuyên:
    • Đối với vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc 2 lúa – 1 màu, vùng phía Nam Quốc lộ 80 có thể bị mặn xâm nhập sớm cuối vụ: Các giống khuyến cáo bao gồm OM 6976, OM 5451, Đài thơm 8, GKG 1, OM 2517, GKG 5, OM 380,…
    • Đối với vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm, vùng có đê bao đảm bảo ngăn mặn cuối vụ: Các giống như OM 4900, OM 6976, Jasmine 85, Đài thơm 8, Hương Châu 6, ST24, ST25 và các nhóm giống khác phù hợp.

AgriDrone khuyến cáo bà con sử dụng giống xác nhận, có nguồn gốc rõ ràng và gieo sạ với mật độ hợp lý (80-100 kg/ha) để tiết kiệm chi phí và tạo nền tảng cho cây lúa khỏe mạnh.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất

Để hạn chế tối đa thiệt hại và nâng cao năng suất, chất lượng lúa, bà con cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

  • Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch: Sau khi thu hoạch vụ trước, tiến hành cày đất, lật gốc rạ để diệt lúa cỏ, lúa chét, và các loài cỏ là ký chủ phụ của rầy nâu. Điều này giúp cắt đứt nguồn thức ăn của rầy nâu, hạn chế lây lan bệnh vàng lùn và sâu bệnh từ vụ trước.
  • Cách ly giữa các vụ: Duy trì thời gian cách ly giữa vụ trước và vụ sau ít nhất 3 tuần. Biện pháp này giúp hạn chế rầy nâu di chuyển từ vụ trước sang, đồng thời tạo điều kiện cho rơm rạ phân hủy hoàn toàn, tránh ngộ độc hữu cơ và giúp cây lúa khỏe ngay từ giai đoạn mạ.
  • Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tăng cường ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành “3 giảm – 3 tăng”, “1 phải – 5 giảm”, sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn bền vững (SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Đẩy mạnh liên kết sản xuất: Tham gia các mô hình cánh đồng lớn, hợp tác xã, tổ hợp tác để tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định.
  • Theo dõi sát tình hình dịch hại: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trị chính xác và kịp thời.
  • Cập nhật thông tin thường xuyên: Phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương để nắm bắt kịp thời các thông báo về tình hình dịch hại, thời tiết và các văn bản chỉ đạo liên quan.

Trước đây, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công, làm hiệu suất lao động thấp và không an toàn cho người.

Bên cạnh đó, hiện nay thực trạng thiếu nhân công trong nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều địa phương. Mặt khác, sâu bệnh hại lúa ngày càng nhiều, nhất là rầy nâu có tốc độ lâu lan rất nhanh nếu như không phun thuốc phòng trừ kịp thời. Do đó, đòi hỏi cần đưa máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu để giải quyết thực trạng này.

Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có một số tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và một số hộ nông dân đã liên hệ với AgriDrone Việt Nam đưa máy bay không người lái vào phun thuốc bảo vệ thực vật cho đồng ruộng của mình, nhờ đó hiệu quả tăng cao, chi phí sản xuất giảm, tiết kiệm thời gian, dập dịch hại nhanh chóng, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

AgriDrone Việt Nam được biết đến là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái với nhiều trạm phun dịch vụ trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bà con. Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc tại Kiên Giang xin vui lòng liên hệ đến số hotline của AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN