Giống lúa thơm RVT: đặc điểm và kỹ thuật canh tác


Giống lúa Thơm RVT là giống lúa thuần chất lượng nổi tiếng cơm thơm ngon được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích. Để canh tác hiệu quả, bà con cùng tìm hiểu đặc điểm và kỹ thuật gieo trồng giống lúa thơm RVT trong bài viết dưới đây.

Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống lúa có phẩm chất gạo ngon hàng đầu thế giới. Bên cạnh các giống lúa ST đã được khẳng định như: ST21, ST23, ST24ST25.. thì giống lúa Thơm RVT cũng nổi tiếng cơm thơm ngon được người tiêu dùng trong và ngoài nước trong những năm qua, hiện nay giống lúa này đang được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Australia, Trung Quốc, các nước Châu Âu.

Nguồn gốc của giống lúa thơm RVT

giong lua thom RVT 02

Giống lúa thơm RVT là giống lúa thuần chất lượng cao do nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn và cộng sự nhập nội và tuyển chọn. Từ RVT và các nguồn gen lúa thơm ông đưa về, đã tạo nên một cuộc cách mạng lúa thơm cho Việt Nam ngày nay. Giống lúa thơm RVT được Vinaseed Group sở hữu sản xuất và kinh doanh.

Đặc tính của giống lúa thơm RVT

Giống lúa thơm RVT có thời gian sinh trưởng như sau:

giong lua thom RVT 01

  • Khu vực Bắc Bộ vụ Xuân thời gian sinh trưởng khoảng 125-130 ngày; vụ Mùa thời gian sinh trưởng 100-105 ngày (nếu gieo sạ thời gian sinh trưởng rút ngắn 3-5 ngày). 
  • Khu vực Bắc Trung Bộ thời gian sinh trưởng ngắn hơn 3-5 ngày so với khu vực Bắc Bộ. 
  • Khu vực Nam Trung Bộ vụ Đông Xuân thời gian sinh trưởng là 110-115 ngày, vụ Hè Thu 100-105 ngày.
  • Khu vực Nam Bộ vụ Đông Xuân 100-105 ngày, vụ Hè Thu 95-100 ngày.

Giống lúa thơm RVT có chiều cao cây từ 100 – 110cm, phiến lá đứng, dày, lá đòng lòng mo, khả năng đẻ nhánh khá, khóm gọn. Hạt nhỏ, thon dài, màu vàng sáng, khối lượng 1000 hạt là 18 – 19g.

Hạt gạo trong, không bạc bụng, hàm lượng amylose thấp 15,2%, cơm trắng, mềm, vị đậm và ngon do có hàm lượng protein cao 9,2%, có mùi thơm nhẹ. Đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giống lúa thơm RVT cho năng suất trung bình đạt 5,5 – 6,0 tấn/ha, có thể đạt 6,5-7,0 tấn/ha nếu thâm canh tốt.

Khả năng chống chịu: Giống lúa thơm RVT có khả năng chống đổ tốt, chống chịu trung bình với một số sâu bệnh hại chính như đạo ôn, khô vằn, bạc lá…, có khả năng thích ứng rộng trên nhiều địa phương (từ miền núi phía Bắc đến các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

Kỹ thuật canh tác giống lúa thơm RVT như thế nào?

Để đạt năng suất và chất lượng cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề trong kỹ thuật canh tác giống lúa thơm RVT như sau:

Chân đất: 

Giống lúa thơm RVT thích hợp sinh trưởng trên loại đất chân vàn, vàn cao, chân đất nhiễm phèn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Thời vụ: 

Thời vụ gieo cấy Giống lúa thơm RVT bà con thực hiện theo hướng dẫn của địa phương. Lịch thời vụ tham khảo như sau:

  • Khu vực Bắc Bộ: Vụ Xuân thời gian gieo từ 20/1-10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá; nếu gieo mạ dược (cấy tuổi mạ 4-4,5 lá); vụ Mùa gieo trong tháng 6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày.
  • Khu vực Bắc Trung Bộ: vụ Xuân bà con gieo vào thời gian 10-31/1 gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá; nếu gieo mạ dược (cấy tuổi mạ 4-4,5 lá); vụ Hè Thu thời gian gieo từ 15/5-5/6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày. 
  • Khu vực Nam Trung Bộ: vụ Đông Xuân thời gian gieo sạ 20/12-15/1; vụ Hè Thu gieo sạ 10/5-5/6.
  • Khu vực Nam bộ: vụ Đông Xuân thời gian gieo sạ 10/12 – 31/12; vụ Hè Thu gieo sạ 10/5-31/5; vụ Thu Đông thời gian gieo sạ 10/9-30/9.

Mật độ cấy: 

Bà con cấy với mật độ 45 – 50 khóm/m2, cấy 2- 3 dảnh/khóm, cấy nông tay.

giong lua thom RVT 03

Lượng giống gieo sạ

Đối với khu vực miền Bắc, bà con gieo sạ với khối lượng  40 – 45 kg/ha; với các tỉnh miền Trung, miền Nam, bà con gieo sạ với lượng 80-100 kg/ha.

Lưu ý khi bón phân:

Đối với lúa gieo sạ: Tùy theo loại đất và mùa vụ mà bà con áp dụng lượng phân bón phù hợp, có thể bón cho 1 ha 150 kg Urea + 100 kg DAP +100 kg KCl chia ra thành các đợt như sau:

  • Bón lót: thời điểm bón ngay trước khi sạ lúa, có kéo ván để lấp phân: 50 kg DAP
  • Bón thúc 1: thời điểm bón vào 7 – 8 ngày sau sạ: 50 kg DAP + 30 kg Urea
  • Bón thúc 2: thời điểm bón vào 18 – 20 ngày sau sạ: 60kg Urea + 40 kg KCl
  • Bón đón đòng, thời điểm 35 – 38 ngày sau sạ: lượng phân bón như sau: 30 kg Urea + 30 kg KCl/ha.
  • Bón nuôi hạt: Bón sau khi lúa trổ đều 5 – 7 ngày, lượng phân như sau: (30 kg Urea + 30 kg KCl)/ ha.

Đối với lúa cấy: Các chuyên gia nông nghiệp khuyến khích bà con sử dụng phân bón tổng hợp NPK. Tham khảo lượng phân bón áp dụng trên chân đất trung bình như sau:

+ Đối với phân tổng hợp NPK Lâm Thao:

  • Bón lót (thời điểm bón trước khi bừa cấy): sử dụng 7-8 tấn phân hữu cơ (hoặc 1200-1500 kg phân vi sinh) + 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
  • Bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): lượng phân sử dụng: 220-250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30 kg phân đạm urê, kết hợp làm cỏ sục bùn
  • Bón thúc (khi lúa đứng cái): Lượng phân sử dụng: 200 kg/ha phân NPK (12:5:10).

+ Đối với phân đơn:

  • Lượng bón cho 1 ha: Vụ Xuân bà con bón với lượng phân như sau: 7 – 8 tấn phân hữu cơ (hoặc 1200 – 1500 kg phân vi sinh) + 200 – 220 kg đạm Urê + 450- 500 kg Super lân + 140-160 kg Kaliclorua. Vụ Mùa, Hè Thu bà con giảm 10% lượng đạm, tăng 15% kali so với vụ Xuân.
  • Cách bón: Bón lót (trước khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali; bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali; bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

Bà con nên cấy mạ non và bón phân sớm, tập trung; tuyệt đối không được bón phân đạm lai nhai.

Lưu ý khi chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Bà con cần giữ đủ nước cho ruộng, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối và có nhiều bông hữu hiệu, giảm thiểu sâu bệnh.

Ngoài ra bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của địa phương.

DJI-Agras-T10
DJI Agras T10

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, máy bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân trong các công việc như: gieo hạt, bón phân, phun thuốc lúa… Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đưa nền nông nghiệp ngày càng phát triển.

Tại Việt Nam, Công ty Agridrone Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nông nghiệp thông minh, trong đó có máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái và đã triển khai ở nhiều địa phương.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN