Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp là gì?


Cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp là hướng đi tất yếu để phát triển nền nông nghiệp. Vậy cơ giới hóa đồng bộ là gì, thực trạng cơ giới hóa trong nông nghiệp tại Việt Nam ra sao và thực hiện cơ giới hóa đồng bộ như thế nào?

Cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp là gì?

Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sử dụng kết hợp liên tiếp các hệ thống máy móc vào các giai đoạn của quá trình sản xuất, canh tác trồng trọt hay chăn nuôi. Quá trình này được tính từ từ khâu sản xuất tới thu hoạch, sơ chế, chế biến và cuối cùng là đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong đó có sự tích hợp công nghệ thông minh, công nghệ số. Đây là một quá trình đòi hỏi phải có sự tham gia của các thành phần Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, hợp tác xã, nông dân.

cơ giới hóa đồng bộ

Đặc trưng của cơ giới hóa tổng hợp đó là sự ra đời, phát triển của hệ thống máy móc có khả năng kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hoàn thành các khâu trong quy trình sản xuất nông nghiệp.

Thực trạng cơ giới hóa đồng bộ nông nghiệp tại Việt Nam

Hội thảo “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” tổ chức sáng 24/8 tại TP Cần Thơ nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện cơ giới Châu Á – Agritechnica Asia Live 2022 đã chỉ ra một số thực trạng cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo đó, hiện nay số lượng, chủng loại máy và thiết bị cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tại nước ta đang tăng nhanh và đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa đã đạt 70 – 100%, lĩnh vực chăn nuôi đạt 55 – 90%, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các máy móc, thiết bị đã được ứng dụng sâu rộng. 

Tham gia hỗ trợ xu hướng cơ giới hóa nông nghiệp là hơn 7.800 doanh nghiệp cơ khí hiện có trên cả nước, hơn 270 tổ chức nghiên cứu khoa học và 538.700 lao động cơ khí. Bên cạnh đó, trên 4.000 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tuy vậy, thực tế cho thấy mức độ cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa đồng đều ở các khâu, các lĩnh vực. Cụ thể, cơ giới hóa hiện nay mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất, chăm sóc lúa, mía; thu hoạch lúa. Ở nhiều khâu, mức độ cơ giới hóa còn thấp, chẳng hạn như chăm sóc cây ăn quả, thu hoạch mía, cà phê.

Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, với giá trị sản xuất nông lâm thủy sản chiếm 45% tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của quốc gia, đòi hỏi phải đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm mục tiêu góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị cho người nông dân.

Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang trình Chính phủ Nghị định về cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, làm cơ sở pháp lý để triển khai  cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới.

Cơ giới hóa nông nghiệp

Cụ thể, chúng ta cần sớm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phù hợp việc ứng dụng máy móc, thiết bị vào phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng các cánh đồng cơ giới hóa đồng bộ ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với các cây trồng chủ đạo như lúa, rau màu…

Ngoài ra, cần hình thành các tổ chức dịch vụ cơ giới hóa, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa, đẩy mạnh công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp song song với việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp.

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030, những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đều được cơ giới hóa đồng bộ và tiến tới giai đoạn tự động hóa.

Ứng dụng máy bay không người lái trong khâu chăm sóc cây trồng và quản lý sâu bệnh

Là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, AgriDrone Việt Nam cung cấp các giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái ứng dụng trong các khâu của canh tác nông nghiệp như: phun thuốc trừ sâu, bón phân, gieo sạ lúa.

Các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay có thể kể đến như: máy bay phun thuốc DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P… Các công nghệ này đã được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài ra máy máy nông nghiệp còn được sử dụng để rải thức ăn chăn nuôi cho tôm.

may bay phun thuoc dji t40

 

Ưu điểm của việc ứng dụng máy bay nông nghiệp đó là tốc độ làm việc cực nhanh, công suất gấp vài chục lần nhân công lao động, tiết kiệm thời gian phun thuốc, giải phóng sức lao động cho người nông dân. Máy bay nông nghiệp phun thuốc đồng đều, chính xác, không bỏ sót, phá tan mọi ổ sâu bệnh. 

Ngoài ra, công nghệ máy bay không người lái còn được ứng dụng để theo dõi sức khỏe cây trồng, nhận biết được loại sâu bệnh mà cây trồng đang mắc phải, tính toán lượng thuốc phun phù hợp…

Sử dụng giải pháp phun thuốc sâu bằng máy bay không người lái còn giúp con người không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, nhờ đó giúp tránh xa nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.

Hướng đến mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, việc ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái là xu hướng tất yếu nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo kịp xu hướng nông nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, tăng giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống cho người nông dân.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN