Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?


Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, trong quá trình chăm sóc bà con cần cung cấp đủ nước cho cây tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa. Vậy cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?

Cây lúa là cây lương thực có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Đây là cây lương thực chính gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay, có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Trong những giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa, nhu cầu về lượng nước cũng khác nhau.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước cũng thay đổi. Hiểu được rõ nhu cầu về nước của lúa trong từng giai đoạn để có chế độ tưới nước hợp lý là điều rất cần thiết để có thể đạt được sản lượng cao khi thu hoạch.

Những lưu ý khi chọn giống lúa

Giống lúa chính là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất của lúa. Để đạt được sản lượng cao khi thu hoạch, bà con nên sử dụng giống lúa tốt, sạch bệnh, kháng sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.

sau phao hai lua 02

Bên cạnh đó, giống lúa chọn để gieo cấy cần thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.

Ngoài ra, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.

Lưu ý khi làm đất gieo cấy lúa

Chân đất gieo cấy lúa cần phải được cày bừa kỹ, bà con nên tranh thủ làm sớm ngay sau khi thu hoạch.

benh do la lua 02

Tùy thuộc loại chân đất và địa hình mà bà con nên làm ruộng theo kiểu làm dầm hay làm ải. Ruộng lúa làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ. Làm ải có tác dụng giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đào thải các độc tốt, tiêu diệt các loại nấm bệnh còn tồn tại trong đất để ngăn chặn sâu bệnh hại.

Đất lúa bà con cần tiến hành cày sâu và bừa kỹ cho thật nhuyễn. Mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Trước khi cấy lúa cần đảm bảo đất lúa sạch gốc rạ và cỏ dại để giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

Kỹ thuật ngâm ủ và gieo mạ

Lựa chọn giống lúa là những hạt mẩy chắc. Trước khi đem ngâm ủ, bà con cần tiến hành xử lý khử trùng hạt thóc giống nhằm chống lây bệnh từ hạt giống sang cây mạ.

Bà con có thể xử lý thóc giống bằng thuốc hoá học, nước vôi trong 2-3% ngâm trong 10-12 tiếng hoặc nước nóng 3 sôi/2 lạnh (540C) ngâm trong 15 phút.

Ngâm ủ hạt giống: Thời gian ngâm hạt giống khoảng 48-72 giờ tùy từng loại giống, ngày thay nước 2 lần, sau ủ ấm để bảo nhiệt độ; có thể ủ trong: Đống rơm, cỏ, thân cây ngô, lạc, ….

Gieo mạ: Mạ xuân chính vụ thường gieo mạ dược, bà con cần bón phân lót cân đối, khoảng 2-3 tạ phân chuồng Hoai mục + 10-15kg supe lân + 1-2kg đạm ure + 1-2 kg Kali clorua. Đối với mạ xuân chính vụ, bà con cần che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống, nhằm đảm bảo nhiệt độ cho mạ.

Mạ xuân muộn bà con có thể gieo mạ dược hay trên nền đất cứng, trên khay nhựa tuỳ tập quán từng địa phương. Mạ xuân muộn có thể không cần phân bón lót, hoặc chủ yếu lót supe lân lâm thao từ 8-10kg/sào mạ. Mạ xuân muộn bắt buộc bà con phải che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống ngay sau khi gieo mạ.

Lưu ý khi bón phân cho lúa

Tùy từng loại chân đất mà bà con bón phân cho lúa với hàm lượng hợp lý, bón cân đối NPK. 

Có hai thời kỳ quan trọng, nếu thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, khi bón phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất cao nhất.

Lưu ý phòng trừ sâu bệnh cho lúa

Bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và xử lý kịp thời. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách). Nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc sâu không người lái do AgriDrone Việt Nam cung cấp.

Các dòng máy bay xịt thuốc hiệu quả cao hiện nay được ưa chuộng gồm: DJI Agras T10, DJI Agras T30, DJI Agras T40, T20P.

Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?

Nhu cầu về nước của cây lúa ở từng giai đoạn là khác nhau. Đối với giai đoạn đẻ nhánh nên duy trì mức nước 2-3 cm. 

Khi cây lúa đẻ gần đủ số nhánh hữu hiệu tiến hành hãm đẻ nhánh bằng cách tháo cạn nước trong ruộng (đối với ruộng có thể tháo nước được), phơi ruộng rạn chân chim khoảng 7 – 10 ngày, hoặc cho nước vào ruộng ngập 10-12cm (đối với ruộng không tháo được nước), ngâm trong khoảng 7-10 ngày. 

Sau đó bà con duy trì mức nước ở ruộng từ 3-5 cm khi lúa đỏ đuôi tháo cạn nước để tiện thu hoạch.

Như vậy giai đoạn lúa chín và sắp thu hoạch là giai đoạn lúa cần ít nước nhất. Hiểu được rõ nhu cầu về nước và dinh dưỡng của lúa trong từng giai đoạn sẽ giúp bà con có chế độ chăm sóc phù hợp để đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công.

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến & cách phòng trừ

48
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN