Cây cà phê là loại cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá đặc biệt, không phải nơi nào cũng có thể trồng được. Vậy cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
Cây cà phê là một loại cây trồng quan trọng trên toàn thế giới và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cafe. Cây thích hợp sinh sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với nơi trồng cà phê đó là độ cao, chẳng hạn như cây cà phê chè hay cà phê Arabica phải được trồng ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển, và những nơi trồng loại cà phê này phải đáp ứng được điều kiện đó.
Mục lục
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào trên thế giới?
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Một số quốc gia nổi tiếng với việc trồng cà phê và có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới bao gồm Brazil, Colombia, Việt Nam, Indonesia và Ethiopia.
Trong số đó, Brazil là quốc gia trồng cây cà phê nhiều nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng cà phê thế giới. Việt Nam là quốc gia trồng cà phê đứng thứ hai trên thế giới (sau Brazil).
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, cây cà phê được trồng nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum)
Theo thống kê diện tích cà phê năm 2022, tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn.. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất, chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê của cả nước.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk và Lâm Đồng có diện tích trồng cà phê lớn nhất và có sản lượng cà phê lớn nhất. Lâm Đồng là tỉnh có năng suất trồng cà phê cao nhất với con số 33,1 tạ/ha, cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên, cũng như cả nước. Giá cà phê ổn định cũng mang lại nguồn thu nhập tốt cho người dân địa phương.
Tại sao ở Việt Nam cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên?
Sở dĩ khu vực Tây Nguyên là khu vực trồng cà phê nhiều nhất của nước ta vì khu này đáp ứng được các yếu tố cần thiết về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội. Cụ thể:
Các yếu tố tự nhiên
- Khí hậu:
Khu vực Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, đặc biệt là loại cà phê Robusta (còn gọi là cà phê vối). Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ của cây cà phê Robusta. Nơi đây có độ cao khoảng 800m so với mực nước biển nên thích hợp để cây cà phê Robusta sinh sống và phát triển.
Ngoài ra, khu vực Tây Nguyên có độ ẩm không khí cao, lượng mưa không quá nhiều nhưng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để cây cà phê phát triển. Bên cạnh đó, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (ban ngày nắng gắt, ban đêm se lạnh) giúp cây cà phê trồng ở khu vực này ngon hơn.
Không những thế, vùng Tây Nguyên còn có khí hậu cận xích đạo với đặc trưng là 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Đây là điều kiện rất thích hợp để trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê.
- Đất đai:
Bên cạnh điều kiện về khí hậu, đất đai cũng là một trong những đặc điểm mà Tây Nguyên được thiên nhiên ưu ái. Cụ thể, đất tại Tây Nguyên có hơn 80% là loại đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là cà phê.
Các yếu tố về kinh tế – xã hội
Bên cạnh những yếu tố về điều kiện tự nhiên rất phù hợp để trồng cà phê, khu vực Tây Nguyên còn có những yếu tố về kinh tế – xã hội thuận lợi, khiến nơi đây trở thành khu vực trồng cà phê lớn nhất cả nước. Cụ thể, khu vực Tây Nguyên sở hữu những yếu tố về kinh tế – xã hội thuận lợi bao gồm:
- Con người:
Khu vực Tây Nguyên có nguồn lao động dồi dào, không chỉ thu hút lao động bản địa mà còn thu hút lao động từ các vùng khác đến, đáp ứng được nguồn nhân lực cần thiết để sản xuất cà phê.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được người dân Tây Nguyên tích cực áp dụng vào trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê.
- Thị trường tiêu thụ:
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước và quốc tế rất lớn, hơn nữa còn rất ổn định, vì vậy cây cà phê có thị trường tiêu thụ rất rộng mở. Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil).
Giải pháp phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng cây cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng ngày càng ổn định, kèm theo đó là các biện pháp thâm canh ngày càng cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến các loại sâu bệnh phát sinh và phát triển, gây hại cho cây cà phê.
Các loại sâu bệnh hại cây cà phê thường gặp bao gồm các loại rệp sáp, sâu đục thân cành, mọt đục quả, bệnh gỉ sắt, rệp vảy, bệnh khô cành và khô quả, đặc biệt là tuyến trùng gây bệnh vàng lá thối rễ cà phê. Những đối tượng này hàng năm gây hại trên hàng trăm ngàn ha cà phê vùng trồng chính ở Tây Nguyên, làm giảm năng suất, chất lượng cà phê cũng như gây thiệt hại về kinh tế cho người trồng.
Để bảo vệ năng suất và chất lượng cà phê, người nông dân cần kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại đúng đắn, tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý sâu bệnh hại.
Một trong những giải pháp quản lý sâu bệnh hại cà phê tốt nhất hiện nay là sử dụng máy bay phun thuốc cho cây cà phê. Tại Việt Nam, AgriDrone đang là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu không người lái với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới như: máy bay phun thuốc DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P…
Với những công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chu đáo tận tâm, AgriDrone mang đến cho bà con giải pháp nông nghiệp tốt nhất, an toàn, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian công sức, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho người nông dân và giảm ô nhiễm môi trường.
Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, hệ thống của AgriDrone đã có mặt trên nhiều tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu sử dụng máy bay phun thuốc tại Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng… và nhiều địa phương trên toàn quốc, giúp bà con nông dân tiếp cận được những công nghệ nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay.