Cách trồng và chăm sóc cây cam đúng kỹ thuật


Trồng cây cam có thể là một nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân, nhưng nếu không nắm vững kỹ thuật trồng, cây cam có thể gặp phải nhiều vấn đề như ra quả ít, quả không ngon hay năng suất không như mong đợi. Đặc biệt là trong những năm đầu, khi cây còn yếu và chưa phát triển ổn định, bà con sẽ gặp phải không ít khó khăn.

Tuy nhiên, với những bước trồng cam đúng kỹ thuật và chăm sóc hợp lý, bà con hoàn toàn có thể biến vườn cam của mình thành nguồn thu bền vững. Cùng AgriDrone tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây cam hiệu quả ngay từ khi bắt đầu.

Chuẩn bị trước khi trồng cam

Điều kiện khí hậu và đất trồng

  • Khí hậu: Cây cam phát triển tốt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với nhiệt độ lý tưởng từ 18–35°C. Lượng mưa hàng năm phù hợp khoảng 1.000–2.000 mm. Cây cam ưa ánh sáng nhưng không chịu được ánh sáng quá mạnh. ​
  • Đất trồng: Cam thích hợp với đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa, có độ pH từ 5,5–7,0, tơi xốp, thoát nước tốt và không có tầng đất cứng. Mực nước ngầm nên dưới 1 m để tránh ngập úng. ​

Lựa chọn giống cam

  • Giống ghép: Ưu tiên chọn cây ghép vì bộ rễ khỏe, cây sinh trưởng tốt và tuổi thọ cao hơn so với cây chiết. Cây giống nên cao trên 30 cm, lá xanh, thân khỏe và không có dấu hiệu sâu bệnh. ​

Chuẩn bị trước khi trồng cam

Chuẩn bị hố trồng

  • Kích thước hố: Đào hố với kích thước 60 x 60 x 60 cm. Ở vùng đất xấu hoặc đồi núi, nên đào hố lớn hơn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Bón lót: Trộn đều đất mặt với 10 kg phân chuồng hoai mục, 500 g phân NPK (20-20-15 hoặc 16-16-8), 300 g vôi và 300 g phân lân, sau đó lấp lại hố và để ủ khoảng 15–20 ngày trước khi trồng.

Cách trồng cây cam đúng kỹ thuật

Trồng cây cam không chỉ đòi hỏi chọn giống phù hợp và chuẩn bị đất kỹ lưỡng mà còn yêu cầu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tại thời điểm trồng. AgriDrone chia sẻ chi tiết kỹ thuật trồng cây cam đúng cách dựa trên thực tiễn canh tác hiện nay, giúp bà con tối ưu năng suất và hạn chế rủi ro trong giai đoạn đầu.

Cách trồng cây cam đúng kỹ thuật

Thời vụ trồng

Việc chọn đúng thời điểm trồng cây cam đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng bén rễ, sinh trưởng và phát triển của cây trong giai đoạn đầu.

  • Miền Bắc: Thời vụ trồng cam phù hợp nhất là mùa xuân (tháng 2–4) và mùa thu (tháng 8–10). Đây là các thời điểm có khí hậu mát mẻ, ít mưa, đất còn độ ẩm sau mùa khô hoặc trước mùa rét, giúp cây dễ bén rễ, hạn chế nấm bệnh và sâu hại.
  • Miền Nam: Nên trồng cam vào đầu mùa mưa (tháng 6–7) hoặc cuối mùa mưa (tháng 8–9). Lượng mưa đều trong giai đoạn này giúp cây không bị thiếu nước, đồng thời tránh được các đợt mưa lớn kéo dài gây ngập úng nếu trồng muộn hơn.

Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng ảnh hưởng đến sự thông thoáng, khả năng quang hợp, phòng trừ sâu bệnh và năng suất của cây cam. Tùy thuộc vào phương pháp nhân giống cây mà khoảng cách trồng sẽ khác nhau.

Phương pháp Khoảng cách trồng Mật độ trung bình
Cây ghép 4 x 4,5 m ~400 cây/ha
Cây chiết 3 x 3 m ~1.000 cây/ha
  • Cây ghép thường sinh trưởng mạnh, tán rộng, bộ rễ khỏe nên cần khoảng cách lớn hơn để đảm bảo cây phát triển cân đối, hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng.
  • Cây chiết có thời gian cho quả sớm hơn nhưng rễ yếu, nên trồng dày hơn, thích hợp cho các mô hình canh tác ngắn hạn.
  • Ngoài ra còn có cách trồng cây cam bằng hạt quả cam, bà con cần ngâm hạt để kích thích việc nứt vỏ và nảy mầm trước. Sau đó, có thể tiến hành trồng hạt vào chậu để chăm sóc.

Quy trình trồng cây cam

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hố trồng và bón lót (như đã hướng dẫn ở phần chuẩn bị đất), bà con thực hiện theo quy trình trồng dưới đây:

Đặt cây giống

  • Đào một hốc nhỏ ở giữa hố đã chuẩn bị, sâu vừa đủ để đặt bầu cây.
  • Đặt bầu cây vào giữa hố, sao cho mặt bầu cao hơn mặt đất tự nhiên 3–5 cm.
  • Xé bỏ túi bầu nilon hoặc bao bọc bầu đất, thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu, tránh làm đứt rễ non.

Lấp đất và nén chặt

  • Lấp đất tơi xốp xung quanh bầu cây cho đến khi kín miệng hố.
  • Nén nhẹ tay để cố định cây, không dùng lực mạnh dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Cắm cọc giữ cây

  • Dùng cọc tre hoặc cọc gỗ cắm theo hình chữ X hoặc chữ A ngược, buộc cố định với thân cây.
  • Mục đích là giữ cây không bị lay gốc do gió lớn hoặc mưa to trong thời gian cây chưa bén rễ.

Tưới nước và tủ gốc

  • Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng để giúp đất ôm sát bầu cây và cung cấp độ ẩm ban đầu.
  • Tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc lá chuối khô để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và tránh xói mòn trong mùa mưa. Không nên trồng quá sâu, dễ gây nghẹt rễ và thối gốc.
  • Nếu gặp trời nắng gắt sau trồng, nên che bóng nhẹ bằng lá dừa hoặc lưới đen trong 1–2 tuần đầu.
  • Theo dõi cây sau trồng, nếu thấy dấu hiệu vàng lá, héo rũ cần kiểm tra độ ẩm và bộ rễ.

Cách hăm sóc cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản (1–3 năm tuổi)

Chăm sóc cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản (1–3 năm tuổi)Tưới nước và giữ ẩm

Tưới nước định kỳ, đặc biệt trong mùa khô, để duy trì độ ẩm cho cây. Sử dụng rơm rạ hoặc cỏ khô để phủ gốc, giúp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.​

Bón phân

Sau khi trồng 1 tháng, bắt đầu bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), tưới 15–20 ngày/lần.

Từ năm thứ 2–3, mỗi năm bón:

  • 10 kg phân chuồng hoai mục
  • 100 g urê
  • 300 g supe lân
  • 100 g kali

Chia thành 4 lần bón trong năm:

  • Lần 1 (tháng 9–11): 100% phân hữu cơ + 100% supe lân
  • Lần 2 (tháng 1–3): 40% urê + 40% kali
  • Lần 3 (tháng 5): 30% urê + 30% kali
  • Lần 4 (tháng 7–8): 30% urê + 30% kali​.

Tạo tán và cắt tỉa

Sau 1–2 tháng trồng, khi cây bắt đầu bén rễ và đâm chồi, tiến hành hãm ngọn ở chiều cao khoảng 70 cm. Giữ lại 7–10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều quanh gốc theo kiểu ngôi sao, tránh che khuất ánh sáng lẫn nhau.

Bà con nên thường xuyên cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc từ gốc ghép, cành già cỗi, sâu bệnh, cành bị gãy đổ.

Chăm sóc cây cam giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi)

Bón phân cho cây cam:

  • Tăng lượng phân bón hàng năm:
  • 30 kg phân hữu cơ
  • 500 g supe lân
  • 500 g urê
  • 500 g kali

Chia thành 4 lần bón:

  • Trước khi cây ra hoa: 1/3 lượng urê
  • Sau khi đậu trái (6–8 tuần): 1/3 urê + 1/2 kali
  • Trước khi thu hoạch (1–2 tháng): 1/2 kali
  • Sau khi thu hoạch: 1/3 urê + toàn bộ supe lân + phân hữu cơ​.

Tưới nước

  • Tưới nước đều đặn, đặc biệt trong giai đoạn quả phát triển và trước khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng quả.​

Cắt tỉa và vệ sinh vườn

  • Sau thu hoạch, cắt tỉa cành đã mang trái, cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán.Vệ sinh vườn, xới gốc, làm cỏ, bồi bùn để cải tạo đất.​

Phòng trừ sâu bệnh

Theo dõi, điều tra tình hình phát sinh sâu bệnh trên cây cam.

  • Sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón phun qua quả nhằm hạn chế rụng quả, giúp quả phát triển đều và đẹp.
  • Sử dụng phân bón từ cá ngâm, đậu tương ngâm để tăng độ ngọt của quả.
  • Bón bổ sung phân kali khi quả ổn định sinh trưởng và trước khi quả chín 30–35 ngày giúp quả chín sớm, chín đều, mẫu mã đẹp.
  • Sử dụng thuốc sinh học, bẫy bả, thiên địch, thuốc hóa học hợp lý để hạn chế dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.​

Ứng dụng máy bay phun thuốc trong trồng và chăm sóc cây cam

Máy bay xịt thuốc đã trở thành một công cụ vô cùng hữu ích trong việc trồng cây canh sành, cam xoàn, cam thảo hay chăm sóc cây cam. Cây cam yêu cầu chăm sóc đặc biệt vì hệ rễ nông và dễ bị tổn thương, do đó việc áp dụng công nghệ phun thuốc giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian. Máy bay phun thuốc có thể bón phân một cách chính xác và đồng đều, đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận.

Với khả năng điều chỉnh liều lượng phân và diện tích phun, máy bay giúp cây cam nhận đủ dinh dưỡng mà không gây lãng phí. Máy bay phun thuốc có thể điều chỉnh độ cao và góc phun sao cho phù hợp với cây, đảm bảo thuốc chỉ được phun vào vùng cần thiết, giảm thiểu lãng phí. Cách phun trực tiếp vào tán cây, máy bay giúp thuốc không bị rơi xuống đất hay nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái và cây trồng khác.

Với những lợi ích tuyệt vời mà máy bay phun thuốc cho cam mang lại, chắc hẳn bà con nông dân sẽ thấy đây là một khoản đầu tư đáng giá cho vườn cam của mình. Minh chứng là ngày càng nhiều nông dân và hợp tác xã trên cả nước đã tin tưởng lựa chọn máy bay phun thuốc của AgriDrone để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mong rằng những kiến thức và kỹ thuật chăm sóc cây cam được trình bày trong bài viết sẽ là cẩm nang hữu ích, giúp bà con nông dân tự tin áp dụng vào thực tế trên vườn cây của mình, từ đó nâng cao năng suất và giảm bớt công sức.

Hãy liên hệ với AgriDrone ngay hôm nay để vườn cam cho nhiều trái ngọt hơn trong vụ mùa sắp tới.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN