Để chuối tiêu cho thu hoạch vào đúng dịp Tết, chất lượng và mẫu mã đẹp thì cần có sự tính toán, kỹ thuật trồng và chăm sóc kỹ lưỡng của người trồng. Vậy cách trồng chuối tiêu thu hoạch vào Tết như thế nào? Mời bà con cùng theo dõi trong bài viết này.
Chuối tiêu là loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt. Muốn cho chuối thu hoạch vào dịp Tết, bà con cần tính toán đến nhiều yếu tố như: giống chuối, lựa chọn con giống (trồng bằng củ, trồng bằng cây con, tuổi cây con…), nơi trồng, thời gian trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Mục lục
- 1 Thời gian trồng để chuối cho thu hoạch vào dịp Tết
- 2 Cách chọn cây giống
- 3 Mật độ trồng chuối tiêu
- 4 Chuẩn bị đất trồng chuối tiêu
- 5 Cách trồng chuối tiêu thu hoạch vào Tết
- 6 Cách chăm sóc cho cây chuối tiêu
- 7 Cách bón phân cho cây chuối
- 8 Hướng dẫn tưới nước cho cây chuối
- 9 Hướng dẫn tỉa mầm, vệ sinh vườn
- 10 Phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối tiêu
- 11 Thu hoạch chuối
Thời gian trồng để chuối cho thu hoạch vào dịp Tết
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bà con cần quan tâm để trồng được chuối tiêu cho thu hoạch vào đúng dịp Tết.
Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, cây chuối từ khi trồng đến khi trổ qua phải mất một khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng nếu trồng ở vùng đất thấp, thời gian dài hơn nếu trồng ở vùng đất cao. Đối với cây chuối tiêu, thời gian từ khi cây trổ hoa đến khi thu hoạch thường mất 80 – 95 ngày.
Nếu bà con muốn có chuối tiêu thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán thì bà con phải trồng chuối vào tháng 10, tháng 11 năm trước. Vì so với các tháng khác, nhiệt độ cao khiến cây nhanh bén rễ, nhanh nhú chồi hơn; trái lại, nếu trồng vào những tháng này, cây sẽ phải trải qua một giai đoạn thời tiết lạnh giá nên sinh trưởng rất chậm.
Cách chọn cây giống
Bà con nên chọn những khóm chuối khỏe mạnh, không sâu bệnh, buồng to, trái đều, năng suất và chất lượng tốt để nhân giống.
Bà con có thể tách các cây con đã lớn, mập hoặc dùng các củ có một vài mầm mắt đem gọt hết rễ và xử lý trong nước nóng có nhiệt độ khoảng 60-65 độ C trong 15-20 phút để loại bỏ hết tuyến trùng và trứng sâu, sau đó đem trồng.
Mật độ trồng chuối tiêu
Bên cạnh việc căn thời gian trồng để chuối tiêu cho thu hoạch vào dịp Tết, bà con cũng cần chú ý đến mật độ trồng. Chuối là loại cây ưa sáng, do đó bà con không nên trồng với mật độ quá dày. Mật độ thích hợp là 70 – 100 cây/sào Bắc Bộ hoặc 2000 cây/ha.
Chuẩn bị đất trồng chuối tiêu
Chuối tiêu thích hợp trồng trên nhiều vùng đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất phù sa, thịt nhẹ hoặc đất cát pha nhiều màu.
Nếu bà con trồng ở vùng đất trũng, khả năng thoát nước kém thì cần phải lên luống cao để tránh bị ngập úng.
Kích thước hố trồng: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm
Khoảng cách giữa các hố khoảng 2 – 2.5m.
Cách trồng chuối tiêu thu hoạch vào Tết
Cách trồng cây chuối ăn quả cho thu hoạch vào dịp Tết như sau:
- Bới hỗn hợp đất và phân trong hố
- Tháo bỏ bầu túi nilon bọc gốc cây con
- Đặt gốc chuối vào giữa hố với độ nông sâu vừa phải, để cây theo hướng thẳng đứng
- Lấp đất lại, dùng chân dậm nhẹ
- Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng
Cách chăm sóc cho cây chuối tiêu
Sau khi trồng xong, bà con dùng rơm rạ ủ kỹ gốc để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm cho đất. Khi chiều cao cây tăng lên, bà con tiến hành bón thêm phân, kết hợp với tưới nước để chuối nhanh lớn và nhanh trổ buồng, cho trái chất lượng.
Sau khi chuối trổ hoa ra 10 đến 13 nải thì bà con tiến hành bẻ bắp, đồng thời cần cột chống buồng để tránh gió bão làm đổ cây.
Khi chuối trổ buồng được khoảng 15-20 ngày thì bà con dùng bao nilon bọc lại để ngăn ngừa sâu bệnh hại quả.
Cách bón phân cho cây chuối
Mỗi cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali.
- Bón lót: Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân cùng với khoảng 0,1kg đạm và 0,1kg kali.
- Bón thúc lần 1: Bón sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, đồng thời làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Dùng 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng kali còn lại, bón cách gốc khoảng 30-40cm.
- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng với 1/2 lượng đạm và kali còn lại, bón cách gốc 1m.
- Bón thúc lần 3: Bón khi cây trổ buồng, dùng nốt lượng đạm và kali còn lại, bón cách gốc 1.5-2m. Tốt nhất, bà con nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
Hướng dẫn tưới nước cho cây chuối
Cây chuối cần được cung cấp đủ độ ẩm để sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là giai đoạn sau khi trồng 8-10 tháng đến khi quá lớn đẫy. Ước tính, lượng nước tưới khoảng 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
Hướng dẫn tỉa mầm, vệ sinh vườn
Trong giai đoạn cây mẹ đẻ chồi nhiều, bà con cần tỉa bớt, chỉ giữ lại khoảng 1-2 chồi con để tránh việc cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bà con cần tiến hành vệ sinh vườn, loại bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh thoát nước cho vườn.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối tiêu
Trên cây chuối tiêu, bà con cần chú ý phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chuối để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá chuối cao.
Một số bệnh hại phổ biến trên cây chuối tiêu:
- Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh có thể phòng trừ bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor…
- Bệnh vàng lá Moko: Phòng trừ bệnh bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc chọn giống kháng bệnh.
- Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): Phòng trừ bệnh bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, chọn giống kháng bệnh.
- Một số bệnh khác: bệnh thối nõn, đốm đen quả, thối quả,…
Một số sâu hại chính trên chuối tiêu:
- Sâu đục thân: Phòng trừ sâu đục thân chủ yếu bằng cách xử lý đất quanh gốc, loại bỏ các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, làm thông thoáng vườn. Trừ sâu bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Shepa (0,2 – 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin…
- Sâu hại lá chuối: Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại, phun thuốc trừ sâu bằng một số loại thuốc như: Viben C, Daconil (0,3%)…
- Sâu hại hoa, quả: Phòng ngừa bằng cách bao buồng hoa, quả bằng túi nilon đục lỗ.
- Tuyến trùng hại chuối: Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 – 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc một số loại chế phẩm khác.
Giải pháp phun xịt thuốc trừ sâu bệnh cho cây chuối tốt nhất là sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu. Máy bay nông nghiệp AgriDrone là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng với các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay như DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P…
Ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trên cây chuối giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức lao động, không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình phun, tiết kiệm nước và thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch.
Thu hoạch chuối
Để xác định thời điểm thu hoạch chuối, bà con có thể căn cứ vào:
- Màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
- Chỉ số trọng lượng và chiều dài quả
- Độ nhớt và độ chắc của thịt quả (đo bằng máy đo chuyên dụng)
- Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch khoảng 2.5-3 tháng
- Thị trường tiêu thụ, khoảng cách địa lý từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ.
Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng buồng chuối ở nơi thoáng mát trong 2-3 ngày để chảy hết nhựa. Sau đó dùng dao, kéo sắc để ra nải và mang đi rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng chuối tiêu thu hoạch vào Tết. Chúc bà con thành công.