Chuối là loại cây ăn quả tương đối dễ trồng và thích nghi với thời tiết của Việt Nam. AgriDrone chia sẻ cách trồng cây chuối ăn quả và mẹo chăm sóc để chuối cho năng suất cao, bà con có thể tham khảo sau đây.
Mục lục
Cách nhân giống cây chuối
Bà con có thể nhân giống cây chuối bằng phương pháp nhân giống vô tính, phổ biến nhất là dùng chồi con (hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của cây) để trồng. Có những cách nhân giống như sau:
- Cách nhân giống bằng cách vun gốc:
Đây là cách nhân giống cấp tốc. Với cách này, bà con chọn đất có nhiều chất hữu cơ, bổ sung nhiều phân đạm.
Cách thực hiện như sau: Trồng cây chuối con, khoảng cách giữa các cây là 2×1,5m. Khoảng 15 ngày sau khi trồng, bà con tiến hành vun gốc cao khoảng 50 – 60cm để cây xuất hiện củ mới ở trên, mỗi củ sau này sẽ ra những cây chuối con. Sau 5 tháng thì bứng cả bụi lên, tách những cây con cao từ 20cm trở lên để mang đi trồng ở chỗ mới.
- Cách nhân giống bằng củ:
Với cách này, bà con lấy củ chuối ở các vườn đã hết giá trị kinh tế. Chọn những củ lớn, tốt, tiến hành cắt bỏ rễ, chẻ ra làm 4 – 6 miếng, mỗi miếng có 1 – 2 mầm ngủ. Mang những miếng này đi ươm, sau khoảng 6 – 7 tháng thì xuất hiện chồi, bứng chồi lên để mang đi trồng.
- Cách nhân giống không để cây mẹ ra buồng:
Đây cũng là một trong những cách nhân giống mà bà con có thể áp dụng. Cây chuối mẹ trồng được 5 tháng thì bứng hết cây con ra, vun gốc và bón phân.
Sau 7 ngày thì chẻ dọc một số bẹ ngoài cùng để lộ ra một số mắt ở củ chuối. Dùng dao khoét một vòng nhỏ quanh mắt, sau đó bà con vun gốc một lần nữa. Sau khoảng 7 ngày thì cây con sẽ mọc lên, như vậy sẽ lại thu được thêm cây giống. Khi cây mẹ trổ buồng thì chặt bỏ buồng ngay. Sau khoảng 6 tháng khai thác lấy cây con, cây mẹ sẽ hết bẹ và chết.
Chuẩn bị đất trồng cây chuối
- Yêu cầu về đất:
Cây chuối phát triển mạnh trong đất giàu hữu cơ, sâu và thoát nước tốt. Tốt nhất là nên có độ pH đất hơi chua để cây phát triển tối ưu. Điều quan trọng cần lưu ý là cây chuối thường có khả năng chịu mặn thấp trong đất. Do đó, nên đảm bảo rằng đất có hàm lượng muối tối thiểu để hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Làm đất:
Với cách trồng cây chuối ăn quả ngoài ruộng, bà con cần làm mặt líp cao hơn mực nước trong mương tối thiểu là 30cm.
Khi đào mương lên líp, bà con chú ý không đưa tầng sinh phèn hoặc vật liệu sinh phèn lên mặt líp, độ rộng mương phải đủ để đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm, vật tư và tưới nước trong mùa nắng cho vườn.
Chiều rộng mương bằng 1/2 hay 1/3 chiều rộng líp.
Hướng dẫn cách trồng cây chuối ăn quả
Cách trồng cây chuối ăn quả không khó, bà con tiến hành như sau:
Đào hố sâu khoảng 40 – 60cm. Sau đó đặt cây con vào giữa hố trồng, chú ý cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10cm. Trộn tro trấu, phân chuồng cùng với lớp đất mặt lấp đầy hố, lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, sau đó tưới đẫm.
Chuối trồng trên đất líp thì bà con phải trồng cách bờ mương khoảng 1 – 1,2m vì những vụ sau cây con có thể mọc lấn về phía mương nên cần đủ diện tích để cho rễ phát triển.
Khoảng cách trồng: Khoảng 2000 – 2500 cây/ha tùy thuộc vào giống, khí hậu, đất đai. Khoảng cách giữa các hàng và các cây từ 2 – 3m.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây chuối ăn quả sau khi trồng
Nhu cầu về nước
Cây chuối là loại cây nhiệt đới mọc tự nhiên trong rừng nhiệt đới, cần nhiều nước và môi trường ẩm ướt. Để cây phát triển tối ưu, nên trồng thành cụm vì điều này giúp giữ ẩm cho lá.
Tưới nước thường xuyên là cần thiết để giữ cho đất luôn ẩm, nhưng hãy thận trọng không để nước quá nhiều, vì nó có thể dẫn đến thối rễ. Tạo sự cân bằng là rất quan trọng để cung cấp đủ nước mà không làm bão hòa đất quá mức.
Yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm
Cây chuối phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, nhưng chúng nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt. Ngay cả những loài chịu lạnh cũng thích nhiệt độ ổn định trong khoảng từ 23 – 35 độ C.
Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và điều kiện khô hạn có thể dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của cây. Để tạo độ ẩm thuận lợi hơn, nên phun sương cho lá hàng ngày. Điều này giúp duy trì độ ẩm phù hợp và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh.
Nhu cầu phân bón
Cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao và sẽ phát triển tốt nếu được bón phân thường xuyên. Bón phân cân đối theo hướng dẫn trên nhãn trong suốt mùa sinh trưởng.
Ngoài ra, nên kết hợp phân hữu cơ vào đất mỗi năm để tăng hàm lượng chất hữu cơ và cải thiện độ phì nhiêu của đất nói chung. Cách làm này giúp cây chuối sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Tỉa cây con
Bà con nên tiến hành tỉa cây con mỗi tháng một lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, đồng thời giúp giảm sâu bệnh.
Nếu chăm sóc tốt, có thể chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi 3 – 4 cây con phát triển (nên tỉa bỏ cây yếu, cây mọc sát nhau chỉ để lại 1 cây mẹ, 2 – 3 cây con), các cây có thời gian sinh trưởng cách nhau khoảng 6 tháng.
Một tháng tiến hành tỉa cây con 1 lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh…
Bẻ bắp chuối
Bà con tiến hành cắt bỏ hoa chuối đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8 – 12 nải.
Hướng dẫn thu hoạch và bảo quản
Cây chuối cho thu hoạch quả sau khoảng 80 – 95 ngày kể từ khi ra hoa. Bà con có thể căn cứ vào việc nhìn góc cạnh trên trái để quyết định thời gian thu hoạch. Nếu tiêu thụ nội địa, không phải vận chuyển xa thì bà con nên thu hoạch lúc trái tròn mình, vòi nướm đã rụng. Nếu chuối xuất khẩu thì tùy thuộc vào thời gian vận chuyển bà quyết định thời điểm cắt buồng.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản buồng chuối được lâu là 13-13,50C với ẩm độ tương đối của không khí từ 85-90%.
Một số sâu bệnh phổ biến trên cây chuối
Trong hướng dẫn cách trồng cây chuối ăn quả, bà con cần chú ý đến khâu phòng trừ sâu bệnh trên cây chuối.
Bà con khi chăm sóc cây chuối cần cảnh giác với nhiều loại sâu bệnh có thể gây hại cho cây chuối bao gồm:
- Rệp vừng: Những loài gây hại này làm cho tán lá bị quăn và teo lại, đồng thời cũng có thể truyền các bệnh khác ảnh hưởng đến bất kỳ loại trái cây nào được sản xuất.
- Mọt đen: Nếu bạn thấy nhựa cây giống như thạch chảy ra từ thân cây chuối, cây chuối có thể bị mọt đen và có thể loại bỏ bằng thuốc trừ sâu.
- Tuyến trùng: Đây là loài gây hại phổ biến nhất của cây chuối sẽ làm thối cây và quả.
- Côn trùng chích hút nhựa cây: Rệp sáp nhỏ màu trắng và nhện đỏ cũng rất phổ biến trên cây chuối.
- Bọ cánh cứng: Loài sâu bệnh này xâm nhập vào các chùm quả của cây và có thể bị loại bỏ bằng thuốc trừ sâu.
- Bọ trĩ nhỏ: Loại sâu bệnh này sẽ làm ố và tách vỏ quả của cây.
Ngoài ra, bà con cần đề phòng các bệnh như: bệnh thối rễ, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ và bệnh phấn trắng.
Các loại sâu bệnh hại chuối có thể được loại bỏ bằng các loại thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu. Để công tác phun thuốc trừ sâu bệnh được thuận tiện và an toàn cho sức khỏe, bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu trên cây chuối với thiết bị bay không người lái.
Là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay xịt thuốc uy tín nhất trên thị trường, AgriDrone mang đến cho nhà nông giải pháp máy bay phun xịt thuốc trừ sâu trên cây chuối bằng các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay như máy bay phun thuốc DJI Agras T20P, máy bay phun thuốc DJI Agras T40. Ứng dụng các giải pháp này giúp bà con giải quyết tình trạng sâu bệnh hại trên cây trồng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách trồng cây chuối ăn quả và chăm sóc cho cây đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công.