Cách trồng cây cao su đúng kỹ thuật cho năng suất cao


Trồng cây cao su đúng tiêu chuẩn là bước đầu tiên để bà con nông dân có được vườn cây chất lượng, cho năng suất mủ cao khi khai thác. Để đạt được điều đó, bà con cần nắm rõ các yêu cầu cơ bản trong việc canh tác, từ chuẩn bị đất, chọn giống, đến kỹ thuật trồng và chăm sóc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách trồng cây cao su qua bài viết dưới đây giúp vườn cây luôn đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây cao su

Cây cao su phát triển tốt nhất khi được trồng ở điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp.

Đất trồng

Bà con cần chọn loại đất có tầng canh tác sâu trên 1,5m để rễ cây phát triển đầy đủ.

Cách trồng cây cao su
Điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây cao su

Đất phải thoát nước tốt, không bị úng thủy, tránh những nơi có đá kết von, đá bàn hay những vùng đất ở cao trình trên 600m so với mực nước biển.

Khí hậu

Nhiệt độ trung bình hàng năm lý tưởng để trồng cây cao su là từ 25°C đến 28°C. Lượng mưa bình quân khoảng 1.500mm/năm, với thời gian mưa phân bố đều từ 5-6 tháng. Khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng. Bà con cần tránh trồng cây ở những vùng thường xuyên chịu hạn hán kéo dài hoặc bị gió lớn, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của cây.

Chuẩn bị đất trồng cây cao su con

Chuẩn bị đất là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để đảm bảo cây cao su có nền tảng phát triển tốt. Bà con cần chú ý các công việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

  • Thời gian chuẩn bị: Bà con nên hoàn thành việc chuẩn bị đất ít nhất 60 ngày trước vụ trồng cao su. Việc này giúp đất ổn định và sẵn sàng để cây bén rễ nhanh.
  • Làm sạch đất: Sau khi cày bừa, cần rà sạch gốc, gom dọn các rễ cây, chồi, tàn dư thực vật còn sót lại để hạn chế nguy cơ sâu bệnh.
  • Thiết kế mương thoát nước: Để ngăn ngừa úng nước trong mùa mưa, bà con cần bố trí hệ thống thoát nước hiệu quả. Đặc biệt với vùng đất dốc, việc chống xói mòn là rất quan trọng.
  • Đường đi trong vườn: Hệ thống đường đi trong vườn cao su nên được thiết kế hợp lý, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc cây và thu hoạch sau này.

Lựa chọn giống và thời vụ trồng cây cao su

Lựa chọn giống

Giống cây cao su là yếu tố quyết định đến năng suất mủ và khả năng chống chịu sâu bệnh. Bà con nên chọn những giống cây đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo. Các giống cao su này cho năng suất mủ cao mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cây cao su tùy thuộc vào khu vực và điều kiện khí hậu. Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:

  • Trồng cây tum trần từ ngày 1/6 đến 15/7.
  • Trồng cây bầu từ ngày 15/5 đến 31/8.

Việc trồng dặm cũng cần tuân theo thời vụ này để cây phát triển đồng đều, giúp vườn cây đạt năng suất cao.

Kỹ thuật trồng cây cao su đúng chuẩn

Kỹ thuật trồng là bước quyết định rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây cao su.

Cách trồng cây cao su
Kỹ thuật trồng cây cao su đúng chuẩn

Bà con cần thực hiện đầy đủ và chính xác các bước:

Thiết kế hàng trồng và mật độ

Việc thiết kế hàng trồng và khoảng cách giữa các cây cao su cần được thực hiện dựa trên đặc điểm đất đai:

Hướng trồng:

  • Đối với đất dốc dưới 5°, trồng thẳng hàng theo hướng Bắc-Nam để tận dụng ánh sáng mặt trời.
  • Với đất dốc từ 5-20°, nên trồng theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn.

Khoảng cách trồng:

  • Đất đỏ: Khoảng cách 7m x 3m (476 cây/ha).
  • Đất xám: Khoảng cách 6m x 3m (555 cây/ha).

Phương pháp trồng

Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng cần có kích thước 60x60x60cm và được đào trước ít nhất 15 ngày để hố được “ải”, tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó, lấp hố với lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 1-1,5kg phân hữu cơ Komix cùng 300g phân lân. Tiếp tục lấp đầy hố và cắm cọc để đánh dấu vị trí trồng.

Trồng cây bầu

Khi trồng, bà con dùng cuốc móc đất trong hố cho đến độ sâu bằng chiều cao bầu cây con. Dùng dao bén cắt đáy bầu, loại bỏ phần rễ cọc bị xoắn, rồi đặt bầu cây vào hố sao cho mắt ghép quay về hướng gió chính và ngang bằng mặt đất. Khi rọc túi bầu, bà con lấp đất từ từ và nén chặt để đảm bảo bầu đất không bị vỡ. Phần đất lấp cần phủ kín cổ rễ nhưng không che mắt ghép.

Trồng cây tum trần

Với cây stump trần, hố trồng cần sâu hơn độ dài của rễ đuôi chuột. Bà con đặt cây thẳng đứng trong hố, mắt ghép hướng về gió chính. Khi lấp đất, cần thực hiện từng lớp, nén chặt để cây không bị lung lay. Phần đất lấp cuối cùng nên ngang mí dưới mắt ghép, không để cổ rễ bị lộ trên mặt đất.

Trồng dặm

Sau khoảng 20 ngày, bà con cần kiểm tra vườn cây để trồng dặm những cây bị chết hoặc không đạt yêu cầu. Nên chuẩn bị khoảng 15% cây dự phòng cho cây bầu và 25% cho cây tum trần. Cây trồng dặm cần cùng giống với cây đã trồng trước đó để đảm bảo sự đồng đều.

Chăm sóc cây cao su sau khi trồng bằng máy bay xịt thuốc 

Cây cao su không chỉ cần được trồng đúng kỹ thuật mà còn phải được chăm sóc cẩn thận trong suốt quá trình sinh trưởng. Các công việc như phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hay tưới nước đều đòi hỏi thời gian và công sức lớn từ bà con. Để giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn, AgriDrone mang đến dòng máy bay nông nghiệp hiện đại, hỗ trợ tối ưu trong việc chăm sóc cây cao su.

Cách trồng cây cao su
Máy bay phun thuốc DJI Agras T50

Với khả năng phun thuốc đều, nhanh và chính xác, máy bay phun thuốc của AgriDrone giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời bảo vệ sức khỏe khi hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều trải qua kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả cao và độ bền lâu dài. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật trồng cây cao su đúng cách, hy vọng bài viết này sẽ là tài liệu hữu ích giúp bà con phát triển vườn cao su khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 

Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng drone nông nghiệp để tối ưu hóa việc chăm sóc cây trồng, hãy liên hệ với AgriDrone chúng tôi ngay để được tư vấn cụ thể. Chúc vườn cây cao su của bà con luôn bội thu.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN