Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng hiệu quả


Để cây cà phê sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì công đoạn chăm sóc sau khi trồng rất quan trọng. Dưới đây AgriDrone chia sẻ hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê mới trồng, giúp bà con đạt được năng suất thu hoạch cao.

Các công việc chăm sóc cho cây cà phê mới trồng bao gồm: tưới nước, trồng dặm, làm cỏ và ủ gốc, trồng xen canh, trồng cây che bóng, tỉa cành tạo dáng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Cụ thể:

Tưới nước cho cây cà phê mới trồng

Cây cà phê cần được cung cấp đủ nước để phát triển tốt. Vào mùa khô, bà con cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê mới trồng khoảng 2 – 3 lần mỗi tháng, cách nhau 10 – 15 ngày tùy vào độ nắng nóng.

cach cham soc cay ca phe moi trong 1

Bà con nên tưới nước vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát trời, không nên tưới vào buổi trưa nắng gắt vì dễ làm thay đổi nhiệt độ trong đất đột ngột khiến cây dễ bị chết.

Khi tưới nước, bà con có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc ứng dụng hệ thống phun tưới tự động để tiết kiệm nước, miễn sao đảm bảo được nhu cầu nước của cây cà phê.

Trồng dặm cho vườn cà phê sau khi trồng

Trồng dặm là việc trồng bổ sung thêm cây con nếu như cây cà phê sau khi trồng bị chết. Sau khi cà phê trồng được khoảng 15 – 20 ngày, bà con nên khảo sát quanh vườn để kiểm tra tình hình cây cà phê mới trồng. Nếu phát hiện cây con nào bị chết hoặc phát triển kém thì bà con nên nhổ bỏ và trồng thay thế cây mới vào.

Việc trồng dặm cà phê cần được thực hiện sớm để đảm bảo các cây trong vườn phát triển đồng đều, cho thu hoạch cùng đợt. Công đoạn trồng dặm cần được hoàn thành trước khi mùa mưa kết thúc khoảng 1,5-2 tháng.

Làm cỏ và ủ gốc cho cây cà phê mới trồng

Sau khi trồng cà phê, bà con cần tiến hành làm cỏ và ủ gốc cho cây để ngừa sâu bệnh và giữ ẩm cho cây. Cụ thể, bà con cần chú ý:

cach cham soc cay ca phe moi trong 3

  • Thăm vườn thường xuyên, áp dụng các biện pháp diệt trừ cỏ dại kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh trú ẩn.
  • Trong trường hợp vườn cà phê xuất hiện những loại cỏ khó xử lý như cỏ gấu, cỏ tranh, bà con có thể sử dụng các loại thuốc diệt cỏ đặc trị. Lưu ý khi phun tránh làm ảnh hưởng đến cây.
  • Ủ gốc cây cà phê bằng rơm rạ để giữ ẩm, tiết kiệm được số lần tưới nước. Ngoài ra, ủ gốc còn là cách giúp điều hòa nhiệt độ của đất tốt hơn, giúp cho đất luôn tơi xốp.

Trồng xen canh trong vườn cà phê

Để khai thác hiệu quả đất trồng, bà con có thể trồng xen canh cây cà phê với một số loại cây trồng khác, chẳng hạn như đậu phộng, đậu đen, đậu xanh…

Việc trồng xen canh với các loại cây họ đậu vừa giúp cải tạo đất, vừa giúp bà con tận dụng triệt để phần đất trống.

Trồng cây che bóng cho cà phê

Cây cà phê là loài cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng là điều cần thiết.

Đối với loại cây che bóng, bà con có thể chọn các loại cây như bơ, sầu riêng… Bà con nên trồng những cây che bóng này cùng lúc với cây cà phê con.

Vị trí trồng cây che bóng tốt nhất là ở ngã tư giữa các bồn, khoảng cách giữa các cây là 9x9m hoặc 9x12m.

Không chỉ có tác dụng che bóng cho cà phê, những cây này còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nhà vườn. Lưu ý: Bà con cần tỉa cành thường xuyên cho cây che bóng, tránh để tán lá quá rậm rạp làm ảnh hưởng đến nguồn ánh sáng cung cấp cho cây cà phê; đồng thời, tán cây che bóng cần cách ngọn cà phê trung bình 2-4m.

Cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây cà phê sau khi trồng

Đây cũng là một công đoạn quan trọng trong cách chăm sóc cây cà phê mới trồng. Bà con nên kiểm tra vườn thường xuyên, loại bỏ những chồi mọc vượt từ thân cây chính và nách lá trước mỗi lần bón phân.

cach cham soc cay ca phe moi trong 2

Bà con nên cắt bỏ những cành khô, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành tăm; giữ lại các cành khỏe mạnh nằm đối xứng nhau để tạo khung tán cân đối. Ngoài ra, bà con nên cắt bớt các cành thứ cấp trên cao để tạo điều kiện cho ánh sáng lọt xuống các cành phía dưới.

Nếu cây mọc cao quá 2m thì bà con nên cắt bỏ ngọn để tiện cho việc thu hoạch sau này.

Bón phân cho cây cà phê sau khi trồng

Công đoạn không thể thiếu trong cách chăm sóc cây cà phê mới trồng đó là bón phân. Việc bón phân cần có kế hoạch, đảm bảo bón phân cân đối, hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển khỏe, cho năng suất thu hoạch cao.

Một số lưu ý khi bón phân cho cây cà phê như sau:

  • Bón bằng phân chuồng đã hoai mục hoàn toàn, bón định kỳ 4-5 năm/lần cho vườn. Mỗi lần bón 10 đến 15m3/ha đối với đất tốt.
  • Nếu đất kém màu mỡ, bà con nên bón phân chuồng định kỳ từ 2 đến 3 năm 1 lần với liều lượng 10-15m3/ha.
  • Nên bón phân theo rãnh, thời điểm bón nên là đầu hoặc giữa mùa mưa. Bà con nên đào rãnh dọc theo một bên, tạo thành bồn rộng khoảng 20cm với chiều sâu khoảng 25-30cm. Sau khi phân được rải vào rãnh, bà con tiến hành lấp đất kín lại để phân không bị thất thoát.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê mới trồng

Để cây cà phê mới trồng có thể sinh trưởng xanh tốt, cứng cáp, bên cạnh những biện pháp kể trên, bà con cần hết sức lưu ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh.

Dưới đây là một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê giai đoạn kiến thiết và biện pháp phòng trừ:

Bệnh lở cổ rễ

Đây là bệnh do nấm Rhizoctonia sp gây ra, thường xuất hiện trong giai đoạn cây cà phê còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma bón xung quanh gốc để ngăn ngừa nấm gây bệnh. Nếu cây mới bị nhiễm bệnh, bà con có thể diệt nấm bằng cách tưới trực tiếp dung dịch thuốc có chứa đồng nano lên gốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Trong trường hợp cây đã bị bệnh nặng, cần nhổ bỏ cây bệnh ra khỏi vườn và xử lý, sau đó khử trùng đất bằng vôi và bổ sung Trichoderma.

Sâu đục thân:

Trong số các đối tượng gây hại cà phê, sâu đục thân là đối tượng nguy hiểm nhất. Chúng ẩn nấp bên trong thân, cành nên rất khó phát hiện.

Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời các cây bị sâu tấn công; chặt bỏ và đem đốt các cành hư để ngăn ngừa sự lây lan của sâu hại. 

Mọt đục cành:

Đối tượng này thường xuất hiện và gây hại vào mùa khô, chúng tấn công các cành non, khiến cho cành cà phê bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên, phát hiện kịp thời các cành bị mọt để chặt bỏ nhằm ngăn chặn mọt lây lan.

Bệnh rỉ sắt:

Đây là bệnh do nấm Hemileia vastatrix Bet.Br gây ra, bệnh xuất hiện ở mặt dưới  lá cà phê. Triệu chứng điển hình là trên mặt vết bệnh có một lớp vàng cam là bào tử của nấm bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cần bón vôi khử trùng đất mỗi năm, bên cạnh đó là sử dụng nấm đối kháng Trichoderma tối thiểu 2 lần/năm. Nếu cây đã bị bệnh, bà con sử dụng thuốc gốc đồng để phun lên lá. Phun phòng trừ theo nhiều đợt ngay từ đầu mùa mưa, 1 lần/tháng và phun trực tiếp vào mặt dưới của lá cà phê.

may bay phun thuoc cay ca phe 1

Ngoài ra còn nhiều đối tượng sâu bệnh hại khác, bà con cần chú ý kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời. Để phun thuốc cho vườn cà phê, bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm nước và tránh độc hại khi phun.

AgriDrone là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc cho cây cà phê uy tín nhất hiện nay với các thiết bị tiên tiến như: DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P. Với công nghệ hiện đại, máy bay xịt thuốc giúp tiêu diệt sâu bệnh ở mọi ngóc ngách, ngăn ngừa sâu bệnh lây lan, nâng cao năng suất cho vườn cà phê, góp phần nâng cao giá cà phê.

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê mới trồng hiệu quả. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN