Tại các vườn cam ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Đông Nam Bộ, nơi mà cây cam là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ gia đình việc bảo vệ năng suất luôn là ưu tiên hàng đầu. Và trong đó bọ xít hút nhựa cây cam là một trong những loài dịch hại gây đau đầu nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng quả.
Bài viết này của AgriDrone sẽ giúp bà con nhận diện sớm bọ xít hút nhựa và cả những biện pháp phòng trừ hiệu quả để mỗi vụ mùa cam đều là một vụ mùa bội thu.
Mục lục
Đặc điểm sinh học và tập tính của bọ xít hút nhựa
Bọ xít hút nhựa cây cam thuộc họ Pentatomidae, bao gồm nhiều loài khác nhau như bọ xít xanh, bọ xít đen, bọ xít nâu. Dù hình thái đa dạng, chúng đều có chung miệng kiểu chích hút.
Hình thái và vòng đời:
- Trưởng thành: Cơ thể dẹt, hình lá chắn, màu xanh hoặc nâu để ngụy trang. Có khả năng bay xa để tìm kiếm nguồn thức ăn.
- Trứng: Thường đẻ thành cụm nhỏ trên lá hoặc quả non.
- Ấu trùng: Giống con trưởng thành nhưng không cánh, trải qua nhiều lần lột xác để phát triển.
Tập tính gây hại:
- Bọ xít hút nhựa cây cam chủ yếu tập trung gây hại vào giai đoạn cây cam ra hoa, đậu quả non và giai đoạn ra lộc non.
- Chúng sử dụng vòi chích hút xuyên qua lớp biểu bì để hút nhựa từ lá, thân non, nhưng đặc biệt là từ các quả cam đang phát triển.
- Hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát, ẩn nấp trong tán lá khi trời nắng gắt.
- Khả năng di chuyển nhanh và ẩn nấp khéo léo khiến việc phát hiện và kiểm soát chúng trở nên khó khăn nếu không có sự quan sát kỹ lưỡng.
Dấu hiệu nhận biết sớm bọ xít hút nhựa cây cam
Bà con nên thăm vườn cam để phát hiện sớm dấu hiệu bọ xít hút nhựa, nắm bắt tình hình và có hướng xử lý sớm:
- Trên quả cam: Đây là nơi dễ nhận thấy dấu hiệu gây hại nhất. Khi bọ xít chích hút, chúng tạo ra những vết chích nhỏ màu nâu hoặc đen trên vỏ quả. Vết chích này ban đầu có thể khó thấy, nhưng dần dần sẽ lan rộng, làm cho phần vỏ xung quanh chuyển màu vàng, sau đó sậm lại. Quả cam bị hại thường biến dạng, méo mó, chai sần, không phát triển bình thường. Đặc biệt, hiện tượng rụng quả non hàng loạt là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về sự tấn công của bọ xít.
- Trên lá và cành non: Bọ xít cũng chích hút nhựa từ lá non và cành non. Lá bị hại có thể xuất hiện các chấm li ti màu vàng nhạt hoặc biến dạng, xoăn lại. Cành non có thể bị héo, khô, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cây.
- Trong những trường hợp nặng, bà con có thể quan sát thấy chính những con bọ xít trưởng thành hoặc ấu trùng đang hoạt động trên lá, quả hoặc thân cây, đặc biệt vào những buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Ảnh hưởng của bọ xít hút nhựa trên cây cam
Tác động của bọ xít hút nhựa không chỉ dừng lại ở những vết chích nhỏ mà gây ra những thiệt hại nặng nề bao gồm:
- Quả bị bọ xít chích hút không chỉ bị biến dạng, méo mó, chai sần, mà còn bị rụng non hàng loạt. Những quả sống sót thì chất lượng giảm sút nghiêm trọng: vỏ xấu, ruột khô, ít nước, vị nhạt hoặc đắng làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch và giá trị kinh tế của vườn cam.
- Việc bị bọ xít hút nhựa liên tục làm cây mất đi nguồn dinh dưỡng thiết yếu, dẫn đến suy yếu, chậm phát triển, lá vàng úa, cành khô.
- Cây bị khi bị bọ xít gây hại thì suy yếu sẽ dễ mẫn cảm hơn với các loại sâu bệnh khác.
- Bà con phải tốn thêm chi phí cho việc mua thuốc bảo vệ thực vật, nhân công phun xịt, hoặc chi phí thuê dịch vụ phun thuốc.
Các biện pháp phòng bọ xít hút nhựa trên cây cam
Phòng ngừa luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc quản lý dịch hại. Chăm sóc vườn cam tốt và khỏe mạnh giúp tăng khả năng đề kháng trước sự tấn công của bọ xít.
- Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả để tạo độ thông thoáng cho tán cây.
- Thu gom và tiêu hủy lá, quả rụng, tàn dư cây trồng, làm sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để loại bỏ nơi ẩn nấp và sinh sản của bọ xít.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước và dinh dưỡng bằng cách bón phân cho cây cam cân đối, hợp lý. Cây khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước các tác nhân gây hại.
- Trồng xen canh và luân canh một số cây trồng có mùi hương có thể xua đuổi bọ xít hoặc thu hút thiên địch.
- Đối với quy mô nhỏ hoặc khi mật độ bọ xít chưa cao, bà con có thể tổ chức thu bắt bọ xít bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối khi chúng ít di chuyển.
Biện pháp diệt trừ bọ xít hút nhựa hại cây cam hiệu quả
Khi dịch bọ xít đã bùng phát, việc áp dụng các biện pháp diệt trừ là không thể tránh khỏi. AgriDrone khuyến khích kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao hơn:
- Khuyến khích sự phát triển của các loài thiên địch tự nhiên của bọ xít như ong mắt đỏ (ký sinh trứng bọ xít), kiến vàng, chim… Bà con có thể nhân nuôi và thả ong mắt đỏ vào vườn theo hướng dẫn của các trung tâm khuyến nông.
- Các loại nấm như Beauveria bassiana hoặc Metarhizium anisopliae có thể gây bệnh cho bọ xít, làm chúng chết.
- Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng.
- Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất đặc trị bọ xít được phép sử dụng trên cây cam, ví dụ như các hoạt chất thuộc nhóm Pyrethroid (Cypermethrin, Deltamethrin), Neonicotinoid (Imidacloprid, Thiamethoxam) hoặc Carbamat (Fenobucarb),… Lưu ý luân phiên các loại thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc của bọ xít.
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi bọ xít xanh hại cam tập trung hoạt động và ít bị ảnh hưởng bởi nắng gắt, đồng thời cần tránh phun vào giai đoạn hoa nở rộ để không ảnh hưởng đến côn trùng thụ phấn.
Bọ xít hút nhựa cây cam là một thách thức không nhỏ, nhưng với sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm sinh học, dấu hiệu nhận biết, và áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ từ truyền thống đến hiện đại, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng.
AgriDrone luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con, cung cấp máy bay phun thuốc cho cam giúp bà con phòng trừ bệnh hại như: bệnh loét trên cây cam, bệnh nấm hồng trên cây cam…
Hãy chủ động phòng ngừa, thường xuyên thăm vườn và ứng dụng máy bay phun thuốc cho để vườn cam của bà con luôn xanh tốt, bội thu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về máy bay phun thuốc, đừng ngần ngại liên hệ với AgriDrone để được tư vấn chi tiết nhất!