Bệnh nghẹt rễ lúa tìm hiểu nguyên nhân & cách phòng trị


Bệnh nghẹt rễ lúa gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa, dẫn đến năng suất kém nếu không phòng trừ kịp thời. Vậy triệu chứng nhận biết và cách phòng trừ bệnh nghẹt rễ lúa ra sao, hãy cùng AgriDrone tìm hiểu sau đây.

Theo các chuyên gia, bệnh nghẹt rễ lúa là bệnh sinh lý, không có nguồn bệnh lây truyền nhưng tùy điều kiện từng nơi, tùy khả năng chống chịu của từng giống lúa cũng như sức khỏe của cây mà diễn biến của bệnh nặng hay nhẹ.

Triệu chứng của bệnh nghẹt rễ lúa

Cây lúa bị bệnh nghẹt rễ có triệu chứng là rễ bị thối đen, chót lá vàng dần rồi cả lá có màu nâu đỏ, khô đỏ, cứng khô, đẻ ít, cây cằn cọc, sinh trưởng bị chậm lại, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời lúa sẽ bị chết lụi thành từng chòm lớn. 

Triệu chứng của bệnh nghẹt rễ lúa trên thường xuất hiện sau khi cấy 2-3 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh nghẹt rễ lúa là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến cây lúa bị bệnh nghẹt rễ, nhưng về cơ bản, mọi nguyên nhân đều dẫn đến tình trạng thiếu ô xy trong đất khiến cho cây không thể thực hiện được các phản ứng hóa sinh, không tạo được năng lượng để hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Dẫn đến cây bị suy kiệt và lụi dần. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Đất đai bị thoái hóa về tính chất (lý tính, hóa tính và sinh tính), cấu tượng không phù hợp, đất sét cao, thịt nặng, làm cho việc trao đổi khí trong đất bị trở ngại.
  • Đất quá trũng sâu, úng ngập liên tục kéo dài, nước ứ đọng lâu ngày, dẫn đến tình trạng yếm khí nặng nề, thiếu oxy trong đất nghiêm trọng đồng thời tích tụ nhiều khí độc như H2S, SO2 trong đất.
  • Bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, nhiều tàn dư thực vật không được xử lý, phân rạ, phân xanh, đất chứa nhiều hữu cơ…trong điều kiện nhiệt độ cao, thời tiết mùa hè oi nóng khiến cho các hợp chất hữu cơ bị phân giải nhanh làm tiêu hao một lượng lớn oxi trong đất sinh ra nhiều khí độc trong điều kiện yếm khí ngập nước dẫn đến tình trạng thiếu oxy càng trở nên trầm trọng, các khí độc không thoát ra được.

Những nguyên nhân trên khiến cho rễ lúa bị nghẹt, gây trở ngại cho quá trình hô hấp của rễ lúa làm cho rễ lúa bị thối đen, không sinh ra được rễ mới và các lá lúa bị khô đỏ. Bên cạnh đó, trong đất sinh ra các khí độc như H2S, CO2 trực tiếp gây độc cho rễ làm cho rễ bị thối nhũn có màu đen, các biểu hiện này càng thể hiện rõ trên chân đất ngập nước thiếu sắt hòa tan(Fe2+). 

Ngoài ra, đất thiếu oxy làm cho các chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn sinh ra nhiều acid hữu cơ, trong điều kiện ruộng bị ngập nước, các acid hữu cơ càng tích tụ lại làm tăng độ chua của đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và sinh trưởng của rễ. Điều này khiến cho rễ mới không thể phát sinh, rễ cũ bị thối đen, cây lúa không lấy được dinh dưỡng (kali, đạm) và nước, làm cho các lá già phía gốc vàng trước sau đó các lá phía trên cũng vàng theo dần dần cây lụi và chết.

Biện pháp phòng trừ bệnh nghẹt rễ lúa

Đây là bệnh sinh lý, không có nguồn bệnh truyền lan, bệnh nặng nhẹ tùy theo điều kiện từng vùng đất cũng như khả năng chống chịu của giống lúa. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Để phòng bệnh, biện pháp cơ bản đó là cải tạo lý hóa tính của đất, cải tạo ruộng chua, trũng, yếm khí, quản lý và đẩy mạnh các khâu kỹ thuật trong thâm canh nhằm hạn chế những yếu tố nguyên nhân gây nghẹt rễ lúa. 

Cụ thể, bà con áp dụng những biện pháp như sau:

  • Chủ động tháo cạn nước từ đầu, phơi ruộng làm cỏ sục bùn.
  • Đối với những ruộng đất trũng sâu, chua cần tiến hành cải tạo dần chất đất, cày bừa kỹ, phơi ải, bón vôi cải tạo độ chua, phun chế phẩm sinh học thúc đẩy các chất hữu cơ phân giải nhanh ngay từ đầu, hạn chế trùng thời điểm cây lúa phát triển bộ rễ.
  • Những nơi dễ bị nghẹt rễ thì bà con chỉ nên bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối các yếu tố dinh dưỡng
  • Giai đoạn đầu sinh trưởng của lúa cần thay đổi nước kịp thời, làm cỏ sục bùn sâu và sớm. Khi chớm phát bệnh cần tháo nước kịp thời nếu ruộng trũng không tháo nước được cần làm cỏ sục bùn nhiều lần bón thêm ít vôi, lân và tro bếp. 

Trên đây là các biện pháp phòng trừ bệnh nghẹt rễ lúa. Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, hiện nay bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. Giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, an toàn cho sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, các dòng máy bay phun thuốc được sử dụng phổ biến gồm: DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40. AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. 

Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm máy bay nông nghiệp, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam:

NHẬN TƯ VẤN