Bệnh bạc lá lúa và biện pháp phòng trừ


Hiện nay có nhiều diện tích lúa bị bệnh bạc lá khiến tỉ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất đáng kể. Cùng AgriDrone tìm hiểu bệnh bạc lá lúa và biện pháp phòng trừ trong bài viết sau.

Bệnh bạc lá lúa thường xảy ra khi mưa to và gió lớn, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Xanthomonas Oryzae, cây lúa mắc bệnh không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, điều này khiến cho những diện tích lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, có thể mất trên 50% năng suất, gây thiệt hại không nhỏ đối với bà con.

Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa là gì?

Một số nguyên nhân khiến cây lúa bị bệnh bạc lá như sau:

benh bac la lua va cac bien phap phong tru 02

  • Giống lúa mẫn cảm với bệnh bạc lá (chẳng hạn như một số giống tạp giao và một số giống chất lượng)

  • Do thời tiết nóng ẩm, gặp mưa to gió lớn khi cây lúa đang ở giai đoạn cần quang hợp cao.

  • Do làm đất không kỹ, cây lúa bị nhiễm bệnh vàng lá sau lập thu, bón thêm phân cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.

  • Do bón thừa nhiều đạm, bón muộn, bón lai rai, không cân đối giữa đạm – lân – kali, những ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ,

  • Do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không đúng kỹ thuật.

Bệnh bạc lá lúa có triệu chứng gì?

Bệnh bạc lá lúa có những triệu chứng, đặc điểm như sau:

  • Bệnh bạc lá lúa xuất hiện ở mép lá, cây lúa có biểu hiện cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống (hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá)

  • Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng, kích thước nhỏ như trứng tôm.

  • Vào buổi đêm sương, những giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá và gió làm xây xát lan sang những lá khác.

  • Bệnh nặng khiến cho lá lúa bị cháy, đặc biệt là lá đòng cháy khiến cho lúa bị lép lửng với tỉ lệ cao, làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Bệnh bạc lá lúa lan theo chiều gió. Một số giống bị nặng như BT7, Tạp giao.

Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa

Để phòng trừ bệnh bạc lá lúa, bà con nên sử dụng những giống có khả năng chống chịu bệnh, đồng thời áp dụng kết hợp các biện pháp canh tác, bố trí thời vụ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.

benh bac la lua va cac bien phap phong tru 01

Các biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa như sau:

Sử dụng giống lúa có khả năng chống chịu bệnh

Sử dụng những giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy. Những nơi thường xuyên bị bệnh nặng cần tiến hành rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống lúa, chọn những giống kháng bệnh tốt. Hạn chế tối đa việc gieo trồng những giống nhiễm bệnh, nhất là trong vụ hè thu.

Bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý

Tùy vào điều kiện của từng địa phương, bố trí lịch gieo cấy phù hợp để giai đoạn lúa đòng trổ – chín vào thời gian ít bị ảnh hưởng của mưa bão.

Biện pháp canh tác.

Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Bà con nên cấy thưa, cấy 1-2 dảnh/khóm, bón lót sâu, bón thúc sớm, tập trung bón nặng đầu nhẹ cuối và bón cân đối giữa NPK giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu bệnh ngay từ đầu.

Đối với những địa phương hay bị bệnh bạc lá lúa thì ưu tiên bón tăng lân và kali.

Với những chân ruộng hẩu hay dồn đạm cuối vụ, bà con cần giảm lượng đạm, bón tăng lân và kali cho cây cứng và lá dày, đỡ bị nhiễm bệnh bạc lá cuối vụ. Bón lót sâu, bón thúc đẻ nhánh sớm ngay sau cấy 7-10 ngày.

Tưới nước hợp lý để cây lúa cứng cây, cứng lá, vừa tăng khả năng chống đổ vừa tăng khả năng chống chịu dịch hại nói chung và bệnh bạc lá nói riêng.

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời. Khi phát hiện cây lúa bị nhiễm bệnh, cần giữ nước ruộng 3 – 5 cm, dừng bón tất cả các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

Biện pháp hóa học

Khi các diện tích lúa chớm xuất hiện bệnh, bà con sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có chứa các hoạt chất Bismerthiazol, Copper hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiazole zinc, Thiodiazole copper,… để phun.

Giai đoạn lúa đòng – trổ – chín, bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết tiến hành phun trước và sau mưa giông bằng các thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất nêu trên theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì để ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng.

Giải pháp phun thuốc trừ bệnh bạc lá bằng máy bay không người lái

Máy bay xịt thuốc không người lái là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp xử lý bệnh nhanh chóng, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Máy bay phun thuốc điều khiển từ xa giúp phun thuốc nhanh (chỉ khoảng 10 phút/ha), tiết kiệm chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước, phun đồng đều, chính xác, không bị chồng lối, không giẫm đạp lên lúa, an toàn cho sức khỏe người nông dân.

Trên thị trường hiện nay có các dòng máy bay xịt thuốc nổi tiếng như: máy bay xịt thuốc DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40.

AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN