Cứ vào độ vụ đông xuân, các thửa ruộng đã sẵn sàng cho công đoạn xuống giống, mở đầu với mong ước có một vụ mùa bội thu. Để cây lúa được sinh trưởng tốt và thu được sản lượng cao thì ngay từ khi gieo sạ người nông dân cũng cần có những quy tắc, những lưu ý để ngăn chặn sâu hại tác động đến hạt giống.
Hãy cùng AgriDrone Việt Nam nắm bắt những thông tin hữu ích về việc xuống giống vụ đông xuân này.
Mục lục
Thời điểm xuống xuống vụ đông xuân thích hợp nhất
Với người nông dân khi sạ lúa, điều lo ngại nhất chính là rầy nâu. Cứ mỗi lần di trú chúng lại phá hoại cây lúa. Đặc biệt vào tháng giêng, khi cây lúa đã gần thu hoạch thì rầy nâu lại di trú. Chính vì thế bà con cần theo dõi thời tiết, cập nhật tình hình thủy văn và cách thức phòng chống sâu hại tàn phá mùa màng.
Lịch xuống giống vụ đông xuân như sau:
Đợt 1: Gieo sạ tại các vùng thu hoạch vụ hè thu sớm và bắt đầu từ ngày 24/6 đến 30/6.
Đợt 2: Bắt đầu từ 22/7 đến 28/7.
Đợt 3: Tiếp tục gieo sạ từ 20/8 – 26/8.
Những lưu ý khi xuống giống vụ đông xuân
Dù là vụ hè thu hay vụ đông xuân thì cánh đồng trước khi gieo trồng phải được làm vệ sinh kỹ, để ruộng đất nghỉ ít nhất 20 ngày trước khi xuống giống, tránh ngộ độc hữu cơ do vùi rơm rạ xuống đất mà chưa kịp phân hủy.
Khuyến cáo nông dân sử dụng những giống lúa đã được cấp xác nhận đạt tiêu chuẩn như OM 5451, OM 18, OM 2517, OM 4900, Đài thơm 8, Nàng Hoa 9, VD 20,…
Đây là những giống lúa có khả năng chống chịu với thời tiết đông xuân. Đặc biệt, thiết kế hệ thống thoát nước để dễ dàng tháo nước khi mưa xuống quá nhiều.
Ngày nay khi còn nhiều vùng chưa biết đến máy bay sạ lúa bằng điều khiển từ xa thì nông dân vẫn còn sử dụng phương pháp xuống giống thủ công bằng tay.
Phương pháp thủ công này nếu không diễn ra đồng loạt thì rất dễ tạo cơ hội cho rầy phát triển. Máy bay gieo sạ lúa lại khác, với dung tích 20 lít, có thể giúp đỡ người nông dân gieo đồng loạt.
Không nên lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, vừa tác động xấu đến môi trường vừa gây hại đến sức khỏe người lao động.
Khuyến khích bà con gieo sạ theo đúng lịch trình đã đưa ra cho địa phương vì khả năng rầy nâu có thể di trú từ vụ hè thu sang thu đông là rất cao.