Trạm phun Dịch vụ Thừa Thiên Huế: Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái


Kể từ khi được thành lập cách đây gần 2 năm, Trạm phun Dịch vụ Thừa Thiên Huế, phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái dần trở thành một phần quan trọng giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Doi-phun-Thua-Thien-Hue
Đội phun Thừa Thiên Huế

Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái

Văn Khoa, sinh năm 1995, theo học tại trường Đại học Kinh tế Huế. Sau khi tốt nghiệp anh hoạt động trong ngành sơn nước.

“Tình cờ Khoa có quen một người bạn làm ở Công ty AgriDrone, thấy anh ấy đăng hình ảnh lên facebook thì Khoa cũng tìm hiểu và thấy ngành này không chỉ hay mà còn có ý nghĩa, phục vụ cho bà con nông dân”.

Năm 2019, Khoa trở thành phi công nông nghiệp, dấu chân của anh đã trải rộng khắp đất nước, từ Phú Thọ, Thái Bình, Quảng Trị, Huế, Gia Lai và đến tận các cánh đồng khu vực Miền Tây như Kiên Giang.

Lạc quan về triển vọng của ngành bảo vệ thực vật sử dụng máy bay không người lái, cuối năm 2019, anh trở về quê hương và hợp tác cùng AgriDrone Việt Nam thành lập Trạm phun Dịch vụ Thừa Thiên Huế sử dụng máy bay phun thuốc tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, do anh làm trưởng trạm phun.

Anh-Khoa-ben-phai-va-mot-phi-cong-thuoc-Tram-phun-Thua-Thien-Hue
Anh Khoa (bên phải) và một phi công thuộc Trạm phun Thừa Thiên Huế

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Khoa sử dụng máy bay không người lái để thực hiện các hoạt động bảo vệ thực vật là trên một cánh đồng lúa tại xã Thủy Phù, Thị xã Hương Thủy.

Dưới ánh đèn le lói của đèn đội đầu và ánh sáng hắt lại từ ánh đèn đường, anh ung dung thao tác trên bộ tay cầm điều khiển, khéo léo cài đặt các thông số bay khác nhau. “Được rồi, chuẩn bị cất cánh!” Ngay khi giọng anh ta hạ xuống, tôi nghe thấy tiếng ù ù cực lớn của động cơ cánh quạt cách đó không xa.

Một lúc sau, một chiếc drone nhô lên khỏi mặt đất, bay thẳng đến cánh đồng và tự động phun thuốc trừ sâu theo lộ trình đã thiết lập từ trước.

Kiem-tra-cac-thong-so-truoc-khi-bay.
Kiểm tra các thông số trước khi bay

Là một phi công kỳ cựu, đây là cảnh làm việc thường ngày của Khoa. Tôi hỏi anh ấy điều gì đã thu hút anh ấy đến với công việc này. Anh cho biết, trong khi phần lớn các công đoạn trong quá trình canh tác lúa đều được ứng dụng cơ giới hóa, riêng khâu phun thuốc thì hầu như còn sử dụng thủ công là chính.

Anh nhận thấy rằng máy bay không người lái khiến công việc bảo vệ thực vật khó khăn nhất trở nên dễ dàng hơn. Anh tin rằng các công nghệ mới như máy bay không người lái sẽ có triển vọng rất rộng trong tương lai và nông nghiệp cũng sẽ trở thành một ngành thú vị thu hút người trẻ vùng nông thôn ở lại quê hương lập nghiệp.

Máy bay không người lái thu hút người trẻ về quê hương lập nghiệp

Sử dụng máy bay phun thuốc không người lái để phun thuốc trừ sâu, cung cấp cho nông dân dịch vụ bảo vệ thực vật nông nghiệp. Trạm phun của anh hiện có 10 máy hoạt động thường xuyên và những phi công lái máy bay phun thuốc, hầu hết là những người trẻ từ các vùng quê địa phương. Tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp vì hứng thú với công nghệ máy bay không người lái.

Hầu hết họ không có tình cảm đặc biệt với đất đai, cũng như không muốn tiếp tục làm nông nghiệp như cha mẹ họ đã làm, sự xuất hiện của công nghệ nông nghiệp hiện đại như máy bay không người lái đã đưa họ trở lại đồng ruộng.

May-bay-phun-thuoc-DJI-Agras-MG-1P
Máy bay phun thuốc DJI Agras MG-1P

Đối với rất nhiều người trẻ, những người đã trưởng thành trong thời đại thông tin, công nghệ hiện đại thông minh của máy bay không người lái có một sức hút tự nhiên.

Khi nhiều người trẻ tuổi nói về máy bay không người lái, họ sử dụng những từ như “khoa học viễn tưởng”, “tuyệt vời” và “thú vị”. Nhiều phi công nông nghiệp cũng kể rằng họ từng có ước mơ được bay khi còn nhỏ, và việc điều khiển máy bay không người lái khiến anh cảm thấy ước mơ đã thành hiện thực.

Trạm phun dịch vụ Thừa Thiên Huế

Năm nay là năm thứ hai, Khoa cùng những thành viên trong đội sử dụng máy bay không người lái phun thuốc cho bà con nông dân. Thời điểm ban đầu tham gia bảo vệ thực vật, Khoa hợp tác với các HTX, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp rồi Sở nông nghiệp tỉnh, phối hợp với họ để nhận diện tích.

Việc ứng dụng công nghệ nông nghiệp mới chắc chắn đi kèm với hàng loạt thách thức và vấn đề. “Thời điểm đó, bà con Miền Trung mình đây chưa tiếp cận được với máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, nên bà con còn một chút e dè. Mình phải đi phun trình diễn, phải giải thích cho bà con hiểu máy bay hoạt động thế nào, rồi liều lượng phun trên một hecta khi phun bằng máy bay là bao nhiêu lít.” Khoa chia sẻ.

Ban đầu, nông dân chưa tin tưởng vào phương pháp phun thuốc bằng máy bay do lượng nước giảm đến 90%, lại giảm 30% thuốc… Nhưng rồi, lần này tiếp lần khác, một vụ rồi hai vụ, những người nghi ngờ bắt đầu phun thử và hiệu quả thực tế đem lại sự tin tưởng đối với công nghệ này. Bởi máy bay này phun thuốc rất đều và hiệu quả, dập dịch nhanh chóng và tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Phun-thuoc-tren-canh-dong-lua-tai-Huong-Thuy
Phun thuốc trên cánh đồng lúa tại Hương Thủy

Chỉ mất không quá 15 phút để một phi công lái máy bay không người lái nông nghiệp phun thuốc trừ sâu trên 1 hecta và hiệu suất hoạt động hàng ngày của một máy bay không người lái, tùy vào khoảng cách di chuyển, có thể bay được khoảng 20 hecta ruộng lúa.

 Anh không tiện tiết lộ cụ thể về khoản lãi thu được, nhưng nói rằng tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân. Từ năm 2020 đến nay, với sự thay đổi trong nhận thức và sự chấp nhận của bà con nông dân, càng ngày càng nhiều người, càng có nhiều nhu cầu và trạm phun luôn trong tình trạng quá bận rộn.

Ngành nông nghiệp không xa lạ gì trong việc nắm bắt xu hướng công nghệ để tối ưu hóa năng suất và công việc. Việc thành lập Trạm phun dịch vụ Thừa thiên Huế sử dụng máy bay không người lái phun dịch vụ cho bà con mang lại hiệu quả tuyệt vời. Đồng thời, kết hợp đào tạo phi công lái máy bay để giúp thanh niên địa phương có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Kết hợp với các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trong khu vực thực hiện các mô hình HTX kiểu mới, tạo điều kiện cho mọi nông dân có thể tiếp cận với công nghệ mới. 

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN