Sâu keo hại lúa đặc điểm nhận biết & cách phòng tránh


Sâu keo hại lúa là một trong những đối tượng gây hại quan trọng trên cây lúa. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu đặc điểm của sâu keo hại lúa và cách phòng trừ hiệu quả trong bài viết sau.

Đặc điểm của sâu keo hại lúa

Đặc điểm sinh học:

Bướm của sâu keo hại lúa có màu xám, chúng hoạt động về đêm, ban ngày thì ẩn nấp trong các khóm lúa, bụi cỏ, bụi cây ven bờ. Một con bướm cái có thể đẻ khoảng 7 – 10 ổ trứng, mỗi ổ trứng có đến cả trăm quả. Chúng thường đẻ trên lá lúa, lá cỏ dại, trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu vàng xám.

sau keo hai lua 01

Sâu non tập trung xung quanh ổ, chúng cạp ăn chất xanh của lá, lớn lên phân tán dần ra xung quanh. Sâu non màu xanh, khi đẫy sức sâu có thể lớn hơn đầu đũa ăn và dài tới 4cm. Đầu sâu màu nâu nhạt, trên lưng có hai sọc to màu xanh sậm hay nâu tối gợn sóng, mỗi bên sườn có một sọc xanh và một sọc nhỏ màu vàng nhạt.

Đặc điểm gây hại:

Sâu non ban ngày sống ẩn nấp dưới gốc lúa, gốc cỏ hay mặt dưới của lá lúa (do chúng rất sợ ánh sáng mặt trời). Ban đêm hoặc khi trời râm mát, có mưa nhỏ thì sâu bò lên cắn phá.

Sâu cắn phá khiến cho lá lúa bị khuyết từ hai bên mép lá vào đến gần gân chính.

Nếu sâu phát triển với mật số cao, tuổi sâu lớn, chúng có thể cắn cụt cả lá hay cả thân cây lúa, khiến cây chỉ còn trơ lại gốc. Khi hết lúa, chúng bò lên ăn cỏ hoặc tràn sang những ruộng bên cạnh để cắn phá. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng ngay trong bụi lúa hoặc chui xuống kẽ nẻ đất hay có thể bò lên bờ tìm kẽ đất để hóa nhộng.

Phòng trừ sâu keo hại lúa như thế nào?

Để phòng trừ sâu keo hại lúa, bà con cần kết hợp thực hiện các biện pháp sau:

sau keo hai lua 02

  • Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để hạn chế nơi trú ẩn của sâu. Nếu cây lúa đã lớn, có thể thả vịt vào ruộng để bắt sâu.

  • Nên bơm nước ngập ruộng khoảng 1 ngày để sâu nổi lên mặt nước rồi dùng lưới mắt dày kéo trên mặt nước để bắt sâu.

  • Dùng dầu gadon nhỏ xuống nước rồi dùng cây gạt lên cây lúa cho sâu rớt xuống nước dính dầu mà chết.

  • Khi mật độ sâu còn thấp, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì giai đoạn đầu cây lúa có khả năng tự bồi đắp được những mất mát do sâu gây ra.

  • Khi mật số sâu trên ruộng cao, bà con có thể sử dụng một trong những loại thuốc trừ sâu như: Newlitoc 36EC/50EC; Vetsemex 20EC/40EC; Golnitor 10EC/20EC/36WDC; Sumicidin, Basudin, Sherpa… để phun xịt. Đối với những ruộng bị sâu hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc bà con nên bón thêm phân để cây lúa nhanh hồi phục.

Giải pháp máy bay không người lái phun thuốc sâu cho lúa

Hiện nay tại các vùng nông thôn, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng ít đi do có sự chuyển dịch sang các ngành nghề khác. Khi sâu bệnh phát sinh, việc thuê người phun thuốc trừ sâu là rất khó, nhất là vào những đợt cao điểm.

Để xử lý sâu bệnh hại hiệu quả, hiện nay đã có giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. Máy bay phun thuốc giúp tiết kiệm thời gian (phun 1 hecta lúa chỉ mất khoảng 8 – 10 phút), phun đồng đều và chính xác, có thể chủ động thời gian phun với khả năng phun vào ban đêm để tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả. Sử dụng máy bay phun thuốc còn giúp tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc, không dẫm đạp lên lúa nên không bị thất thoát. Đặc biệt, sử dụng máy bay phun thuốc sâu không người lái còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân do không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, việc sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc sâu không người lái là xu hướng tất yếu.

Trên thị trường đang có hai dòng máy mới nhất của thương hiệu DJI được ra mắt tại Trung Quốc. Đó là DJI Agras T40, T20P. Hai thiết bị mới này đều là phiên bản cải tiến của những mẫu đã phổ biến trước đó như T10, T20, T30… với những tính năng vượt trội hơn rất nhiều.

AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam mang đến cho bà con giải pháp máy bay phun thuốc DJI T40, DJI T20P.

Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN