Sâu đục thân hại lúa là loại sâu rất phổ biến và xuất hiện ở tất cả các mùa. Để bảo vệ năng suất lúa, bà con cần hiểu rõ đặc điểm của sâu để nhận biết sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Mục lục
Các loại sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân là một trong những loài sâu hại lúa thường gặp nhất, chúng sinh sống kí sinh trong thân cây. Bướm đẻ trứng trên cây, sau đó phát triển thành sâu. Sâu đục vào thân cây khiến cho quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cành lúa không đủ sức chống chịu sẽ không phát triển được, sau đó sẽ bị héo và chết. Những cành to rất dễ bị gãy gục khi gặp mưa gió lớn.
Sâu đục thân gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa nếu như không trị kịp thời.
Trên cây lúa thường gặp nhất 4 loại sâu đục thân gồm: sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.
Đặc điểm của sâu đục thân hại lúa
Để phòng trừ sâu hiệu quả, bà con cần nắm được đặc điểm sinh học của sâu. Sâu đục thân hại lúa giai đoạn bướm phát triển thuận lợi nhất là ở điều kiện nhiệt độ 25 độ C. Thời gian phát dục trung bình khoảng 6 ngày, sau đoạn ấu trùng (sâu non) kéo dài khoảng 27 ngày và vòng đời khoảng 5 ngày.
Thời kỳ nhộng khoảng 6 ngày. Bướm vũ hóa đẻ trứng trong vòng 2 đến 4 ngày.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân hại lúa trong giai đoạn gieo mạ hoặc lúa làm đòng gây hại bằng cách đục xuyên qua bẹ lá bên ngoài, đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng làm cây mạ bị chết khô, dảnh lúa bị héo.
Khi lúa vào giai đoạn sắp trổ, sâu gây hại bằng cách đục qua lá đòng, chui vào giữa, bò xuống ăn các điểm sinh trưởng, cắt đứt đường dẫn dinh dưỡng của cây, khiến cho bông lúa bị lép, bạc trắng.
Phòng trừ sâu đục thân hại lúa như thế nào?
Để phòng trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả, tiết kiệm chi phí và công sức, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
-
Lựa chọn loại giống khỏe mạnh, kháng sâu bệnh.
-
Sau mỗi vụ thu hoạch xong, bà con cần tiến hành cày bừa trước khi bắt đầu gieo cấy vụ mới. Cày để lật gốc rạ xuống đồng thời vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng để phòng ngừa sự phát sinh của sâu.
-
Gieo mạ thành từng khoảng, từng giống để tiện chăm sóc
-
Khi sâu đục thân mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, bà con có thể tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công như dùng bẫy lồng đèn, ngắt bỏ lúa héo, diệt ổ trứng.
-
Gieo cấy đúng lịch thời vụ để tránh thời điểm sâu phát triển mạnh nhất.
-
Khi sâu đục thân đẻ trứng với mật độ khoảng nửa ổ trên mét vuông, vào đúng giai đoạn làm đòng thì bà con cần đặc biệt chú ý đến khi sâu vũ hóa. Nên phun thuốc trừ sâu đục thân trước khi lúa trổ khoảng 1 tuần.
-
Tạo điều kiện cho các loài thiên địch của sâu đục thân sinh sống như: tò vò, các loài họ ong bắp cày, ong mắt đỏ.
-
Phun thuốc phòng trừ sâu đục thân vào thời điểm sau khi lúa trổ xong. Các loại thuốc trừ sâu đục thân trên cây lúa mà bà con có thể sử dụng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, thuốc tiếp xúc hoặc thuốc nội hấp.
-
Bón phân cân đối, không bón thừa đạm hoặc bón không cân đối theo đúng quy trình.
Giải pháp phun thuốc trừ sâu đục thân cho lúa bằng máy bay không người lái
Hiện nay nguồn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần, ngày càng khan hiếm do có sự chuyển dịch sang các ngành nghề khác như thợ nề, làm công nhân các nhà máy, dịch vụ kinh doanh,… nên việc ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu là rất cần thiết.
Chi phí thuê dịch vụ phun thuốc trừ sâu tương đương như thuê nhân công phun thuốc, tuy nhiên máy bay phun thuốc nhanh hơn gấp nhiều lần so với sức người. Thời gian phun bằng máy bay cho 1 ha lúa chỉ mất khoảng 10 – 15 phút, công suất gấp hơn 30 lần nhân công lao động thủ công. Nhờ vậy, ứng dụng máy bay phun thuốc cho lúa giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích, giải quyết bài toán thiếu nhân công lao động…
Ngoài ra, máy bay phun thuốc còn giúp tiết kiệm 30% thuốc và 90% nước, phun đồng đều, chính xác, chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun vào ban đêm, giảm tổn thất sản lượng lúa so với phun xịt thuốc thủ công do lúa không bị giẫm đạp.
Có thể nói, sự hỗ trợ của máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên nước và đặc biệt là nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV, đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe của người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây lúa thay cho phun xịt thủ công là xu hướng tất yếu khi các địa phương tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô cánh đồng mẫu lớn.
Hiện nay AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu với những dòng máy công suất lớn, hiện đại nhất, dễ sử dụng như: máy bay phun thuốc DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40.
Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam:
- Website: https://agridrone.vn/
- Fanpage: Agridrone – Máy bay phun thuốc Việt Nam
- Hotline: 07 9955 8855.