Phun thuốc sâu cho lúa bằng loại thuốc gì


Sâu hại là một trong các tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất vụ mùa. Do đó, việc phun thuốc sâu cho lúa để phòng, trị là yêu cầu bắt buộc trong canh tác.

May-bay-phun-thuoc-sau-DJI-Agras-MG-1P-1
Máy bay phun thuốc sâu DJI Agras MG-1P

Mỗi loại  sâu hại có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, do đó cần nắm vững đặc tính của từng loại và phương pháp phun thuốc sâu cho lúa để đảm bảo hiệu quả phun tốt nhất.

Các loại sâu hại thường gặp trên ruộng lúa

Có nhiều loại sâu hại thường xuất hiện trên ruộng lúa, nhưng phổ biến nhất là rầy nâu, nhện gié, và sâu cuốn lá nhỏ. Mỗi loại có đặc điểm sinh trưởng và tác động đến từng giai đoạn phát triển của cây lúa khác nhau.

Rầy nâu (tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal) gây hại suốt vòng đời cây lúa, kể cả giai đoạn mạ nhưng cao điểm và gây hại nặng nhất là giai đoạn lúa làm đòng, ngậm sữa và bắt đầu chín.

Rầy nấu thường sống gần gốc lúa, cách mặt nước khoảng 10 – 15 cm để chích hút nhựa khiến cây lúa bị khô héo. Ngoài ra, rầy nâu còn là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen.

Nhện gié (tên khoa học là Steneotarsonemus spinki) gây hại cho lúa từ khi gieo sạ đến trổ chín, trên mọi bộ phận của cây. Nhện sống tập trung ở trong bẹ lá lúa phần trên mặt nước và chích hút nhựa làm cây cạn kiệt dinh dưỡng, không thể phát triển hoàn thiện.

Sâu cuốn lá nhỏ (tên khoa học Cnaphalocrocis medinalin) do con ngài đẻ tứng nở thành, là tác nhân gây hại có khả năng tạo thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ mùa. Sâu gây hại ở cả thời kỳ mạ và lúa, nhưng ảnh hưởng mạnh nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến trổ bông. Sâu non nằm trong bẹ lá, ăn diệp lục khiến lá bị quăn queo và bạc trắng.

Phun thuốc sâu cho lúa bằng loại thuốc gì?

DJI-Agras-MG-1P-co-the-bay-theo-doi-hinh-tu-dong-len-den-5-may-bay-chi-voi-1-bo-dieu-khien-duy-nhat
DJI Agras MG-1P có thể bay theo đội hình tự động lên đến 5 máy bay chỉ với 1 bộ điều khiển duy nhất

Với rầy nâu, có thể dùng các loại thuốc: Bassa 50EC, Chess 50WG, Regent 800WP, Actara, Alkali 247SC,  ARMADA 50EC, Anproud 70DF, DIFLUENT 10 WP, Jetan 50EC, Marshal 200 SC, Mipcin 20WP, Trebon 20ND… Phương pháp phun là phun tập trung vào gốc lúa, nơi rầy nâu thường trú ngụ.

Nhện gié thường phát sinh mạnh ở giai đoạn làm đòng, trổ bông, do đó cần theo dõi, phát hiện và phun ngay khi nhện bắt đầu phát sinh. Các loại thuốc hiệu quả đối với nhện gié thường dùng là: Nissorun, Kinalux, Kumulus, Comite, Danitol-S 50EC, Indosuper 150SC.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ, có thể sử dụng nhóm hoạt chất Fipronil (Regent 800WG, Rigell 800WG, Tango 800WG…) hoặc nhóm hoạt chất Cartap (Padan 95SP, Patox 95SP, Gànòi 95SP…).

Hai nhóm hoạt chất này có ưu điểm là trừ được cả trứng sâu nên hiệu quả rất cao. Một phương án khác nữa để trị sâu cuốn lá nhỏ là sử dụng nhóm hoạt chất sinh học Abamectin (Actamec 20EC, Shepatin 36EC, Silsau 3,6EC…) để phun 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày.

Phun thuốc sâu cho lúa tuy khá hiệu quả nhưng là biện pháp hóa học chỉ nên áp dụng cuối cùng sau khi đã áp dụng hết các biện pháp cơ học, vật lý… để đảm bảo an toàn sinh học.

Việc phun thuốc hiện nay có thể sử dụng máy bay phun thuốc thay thế cho phun thủ công bằng sức người để đảm bảo an toàn cho người thực hiện, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí thuốc và tăng hiệu quả phòng trị sâu hại.

NHẬN TƯ VẤN