Phun thuốc đậu quả vào thời điểm nào thích hợp?


Phun thuốc đậu quả là một trong những giải pháp giúp hạn chế tình trạng rụng hoa, rụng quả, tăng tỉ lệ đậu quả cho cây trồng. Vậy nên phun thuốc đậu quả vào thời điểm nào?

Hiện tượng rụng hoa, rụng trái non trên cây trồng rất hay gặp và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kinh tế cho nhà vườn. Để xử lý được tình trạng này, bà con cần nắm được nguyên nhân gây ra rụng hoa, rụng quả và các giải pháp giúp cây đậu quả tốt, đảm bảo năng suất khi thu hoạch.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả non

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả non.

Nguyên nhân thứ nhất: Rụng hoa, rụng trái sinh lý do thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất thiết yếu. Hiện tượng rụng hoa, rụng trái sinh lý là hiện tượng bình thường, tuy nhiên bà con cần kiểm soát được ở mức độ phù hợp, nếu không hoa và trái sẽ rụng hết, ảnh hưởng đến năng suất thực thu.

phun thuoc dau qua vao khi nao 01

Nguyên nhân thứ hai: Rụng hoa, rụng trái do cây bị nhiễm nấm bệnh, gặp điều kiện bất thuận từ thời tiết… Nếu như bà con quan sát thấy trái rụng ở phần tiếp giáp giữa đài hoa và núm trái thì có thể rút ra kết luận hiện tượng này là do cây có thể đã bị nhiễm sâu bệnh, gặp điều kiện bất lợi từ thời tiết. 

Nguyên nhân thứ ba: Do quá trình thụ phấn không được hoàn thành dẫn đến hiện tượng rụng hoa.  Thời tiết không thuận lợi ở giai đoạn thụ phấn, dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến chất lượng hạt phấn không tốt, sức sống hạt phấn kém do sự xuất hiện nhiều của hoa dị hình làm cản trở quá trình thụ phấn thụ tinh. Trong thời kỳ này bà con cần lưu ý cung cấp đủ ẩm cho cây, tưới tiêu thoát nước chủ động, kiểm soát sâu bệnh.

Các giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả, chống rụng trái non

Để cây ra hoa, đậu quả tốt, tránh rụng trái, bà con cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Biện pháp canh tác:

Các biện pháp canh tác gồm các khâu chọn giống, trồng cây và chăm sóc. Từ khi cây chuẩn bị ra hoa đến khi kết quả và nuôi dưỡng quả có ảnh hưởng đến sự rụng hoa, rụng quả, bà con cần lưu ý chế độ bón phân và nước.

– Về phân bón: Khi cây đã trưởng thành, chuẩn bị ra hoa, bà con cần tăng cường bón lân. Khi cây kết quả và quả đang lớn chú ý bổ sung đạm và Kali. Ngoài phân bón gốc nên sử dụng thêm các loại phân bón qua lá. Với phân bón gốc, bà con có thể kết hợp các loại phân đơn hoặc phân hỗn hợp NPK với tỉ lệ NPK thích hợp. Khi cây ra hoa, nuôi quả, bà con nên tỉa bỏ các chồi non mới nảy để tập trung chất dinh dưỡng nuôi hoa và quả.

– Về chế độ nước: cung cấp đủ nước cho bộ rễ phát triển tốt và sự hấp thu chất dinh dưỡng thuận lợi. 

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng

Các chất kích thích sinh trưởng giúp mầm hoa vươn nhanh, tăng cường sức sống cho hạt phấn và bầu nhụy cái để thụ tinh thuận lợi hạn chế rụng hoa, khi quả đã hình thành thì giúp quả phát triển tốt, ít bị rụng. Có thể phun các chất auxin hoặc GA khi thấy mầm hoa đã nhú, trước khi hoa nở rộ. Khi quả hình thành có thể phun tiếp một lần nữa. Không phun khi hoa đang nở rộ. 

Bảo vệ cây khỏi thời tiết bất lợi

Sử dụng các biện pháp che chắn hoặc trồng xen cây bóng râm, cây chắn gió để bảo vệ cây trồng khỏi các hiện tượng thời tiết bất lợi như nóng, lạnh, mưa gió…. 

Bảo vệ côn trùng truyền phấn:

Giai đoạn hoa nở rộ là lúc côn trùng tập trung đến hút mật hoa đồng thời giúp truyền phấn, nhất là với những cây có nhiều hoa như nhãn, vải, xoài, vú sữa… Vào thời gian cây nở hoa, bà con không phun thuốc trừ sâu để bảo vệ côn trùng truyền phấn. Bà con có thể nuôi ong mật thả trong vườn để giúp thụ phấn, đồng thời tăng sản lượng mật, thường áp dụng ở các vùng trồng nhãn, vải tập trung diện tích lớn rất hiệu quả.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Sâu bệnh gây hại chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm rụng hoa, rụng quả. 

phun thuoc dau qua vao khi nao 02

– Về sâu hại: các đối tượng cần chú ý là rầy, rệp, bọ trĩ, nhện trên các loại cây ăn quả. Một số loài khác thường gây hại nghiêm trọng trên cây khi ra hoa, đậu quả như: rầy bông xoài, bọ xít và nhện lông nhung trên nhãn, vải, rầy phấn trên sầu riêng, bọ trĩ, nhện đỏ trên các cây có múi, bọ cánh cứng hại hoa mãn cầu, bọ trĩ và bọ xít muỗi hại hoa và quả điều non. 

– Về bệnh hại hoa và quả: cần chú ý phòng trừ các bệnh như: bệnh phấn trắng (xoài, chôm chôm), bệnh thán thư (xoài, nhãn, cam, quýt, mãn cầu, sầu riêng, thanh long…), bệnh thối quả (nhãn, vải, sầu riêng, vú sữa, măng cụt, táo…), bệnh sẹo và loét trên quả cam, chanh. 

Giải pháp phun thuốc đậu quả, phòng trừ sâu bệnh cho cây

Để hạn chế rụng hoa, rụng quả, giúp cây đậu quả tốt, việc phòng trừ sâu bệnh có vai trò rất lớn. Khi phun thuốc trừ sâu bệnh, bà con cần phun kịp thời trước khi hoa nở và khi quả mới đậu, không phun khi đang nở hoa thụ phấn, thuốc trừ bệnh nên được phun sớm khi hoa mới nhú.

Bà con nên ứng dụng các giải pháp phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn trái bằng máy bay không người lái như DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P do Máy bay nông nghiệp AgriDrone cung cấp.

Trên đây là những giải pháp giúp cây đậu quả tốt, cho năng suất cao. Ứng dụng tốt các giải pháp trên đây giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả cũng như đảm bảo kinh tế cho các nhà vườn.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN