Việc phun thuốc trừ sâu cho cây ngô của người nông dân giờ đây trở nên thuận tiện hơn rất nhiều nhờ công nghệ máy bay phun thuốc sâu điều khiển từ xa.
Cây ngô (hay còn gọi là cây bắp) là một trong những loại cây lương thực được trồng nhiều nhất ở nước ta, với diện tích ước tính khoảng 1 – 2 triệu hecta mỗi năm. Trong quá trình canh tác cây ngô, người nông dân phải đối mặt với những khó khăn như: chất lượng giống, điều kiện thời tiết thất thường, sự tấn công của sâu bệnh.
Mục lục
Những loại sâu bệnh thường gặp trên cây ngô
Trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, những loại sâu bệnh thường gặp gồm:
Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis): Loại sâu này thường tấn công đọt cây, thân, bông cờ, trái ngô, cây ngô bị sâu tấn công sẽ kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt.
Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2 sâu sống dưới đất, đêm chui lên phá cây. Tuổi 2 – 3 gặm quanh thân cây. Tuổi 4 trở lên cắn đứt thân cây. Sâu non có đặc điểm ban ngày ẩn náu dưới đất giả chết, đêm chui lên cắn ngang gốc cây con (khi cây có 3-5 lá), và cắn phá rễ làm cây héo. Do vậy ban đêm chính là thời điểm thích hợp để phun thuốc.
Rệp muội (Aphis maydis): Loại này thường gây hại cho cây ngô khi cây được 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cây còi cọc, ngô nhỏ, giảm năng suất và chất lượng bắp. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ. Do vậy để tránh phát triển thành dịch trên diện rộng thì bà con cần nhanh chóng phun thuốc dập dịch.
Bệnh gỉ sắt (Puccinia sorghi Schw): Bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn ngô trổ cờ.
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): bệnh khô vằn xuất hiện vết bệnh trước tiên trên bẹ lá gần mặt đất sau phát triển dần lên lá, trái và ăn sâu vào thân gốc, vết bệnh loang lổ. Lúc đầu là những vết loang màu hồng, sau chuyển sang màu xám nâu, làm thân cây bị nâu đen, cây héo gãy ngang và chết. Lá bi và hạt bị thối.
Một số loại bệnh khác như: bệnh cháy lá, bệnh phấn đen, bệnh sọc lá trên cây ngô.
Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây ngô
Việc phun thuốc sâu cho cây ngô trên diện tích lớn là công việc rất vất vả, do vậy việc ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây ngô là giải pháp giúp công việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây ngô nhẹ nhàng hơn nhiều.
Thấu hiểu được những vất vả của người nông dân, Công ty AgriDrone Việt Nam giới thiệu công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây ngô với rất nhiều tính năng thông minh, hiện đại, giảm vất vả cho người nông dân.
Máy bay phun thuốc được điều khiển từ xa thông qua một thiết bị di động, thời gian bay liên tục từ 15 – 25 phút, mỗi lần mang được từ khoảng từ 10 – 30 lít thuốc sâu mỗi lần cất cánh (tùy từng dòng máy). Sau khi đổ đầy thuốc vào bình, máy bay sẽ được điều khiển từ xa để tự động phun thuốc theo công nghệ pun sương. Độ rộng của vòi phun phủ đều. Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu giúp tiết kiệm được 30% thuốc và 90% lượng nước, cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với các phương pháp truyền thống.
Công nghệ phân nhánh đến mục tiêu giúp máy bay có thể điều chỉnh góc của cánh tay của máy bay và phun xuyên qua tán lá dày theo góc xiên để đảm bảo thuốc được bám đều từ trên xuống, đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu bệnh.
Chi phí thuê dịch vụ phun thuốc trừ sâu cũng tương đương như thuê nhân công, tuy nhiên hiệu quả phun bằng máy bay cao hơn nhiều. Thời gian phun thuốc bằng máy bay cực kỳ nhanh chóng, chỉ cần khoảng 15 phút là hoàn thành công việc trên một hecta. Mỗi ngày máy bay có thể phun được cho 30 – 50 hecta cây trồng, giúp bà con dập dịch nhanh chóng.
Ngoài ra, máy bay có thể hoạt động vào ban đêm giúp bà con tranh thủ phun thuốc vào ban đêm khi trời mát mẻ, thích hợp để diệt trừ một số loại sâu có tập tính tấn công cây trồng vào ban đêm.
Lợi ích của việc ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây ngô
Đại diện Công ty AgriDrone Việt Nam cho biết, việc triển khai công nghệ máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu cho cây ngô nói riêng và cho các loại cây trồng nói chung sẽ giảm ngày công lao động, giải quyết bài toán thiếu lao động, tăng khả năng phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, dùng máy bay phun thuốc còn giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu độc hại cho người nông dân vì không phải trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; nâng cao hiệu suất, hiệu quả lao động và giá trị kinh tế trên một diện tích đất canh tác.