Trần Đình Đỉnh, một nông dân ở huyện Hòn Đất, Kiên Giang, đã thành lập một trong những đội máy bay nông nghiệp lớn nhất ở tỉnh Kiên Giang. Họ sử dụng máy bay phun thuốc tại Kiên Giang để giúp sạ lúa, rải phân cho nông dân, khơi mào cho làn sóng ứng dụng công nghệ cao vào vùng đất nông nghiệp tại địa phương.
Mục lục
Đưa máy bay phun thuốc, xạ lúa, rải phân về Kiên Giang
Bác Đỉnh năm nay 54 tuổi. Sinh ra ở Thái Bình nhưng đã sống và làm việc ở Kiên Giang gần như cả cuộc đời. Mỗi khi vào vụ canh tác mới, hàng trăm cuộc gọi đến điện thoại di động của bác đặt lịch thực hiện phun thuốc bảo vệ cây trồng trên cánh đồng của họ.
Hôm nay, hai chú cháu đang làm việc ở ngoài đồng, bác chịu trách nhiệm quan sát sâu bệnh trên đồng ruộng và chuẩn bị thuốc, Hoàng Anh điều khiển máy bay không người lái để phun thuốc.
Bác Đỉnh cho biết bác mới đầu tư thêm một chiếc DJI Agras T30 do phù hợp cho các hoạt động quy mô lớn để làm việc ở khu vực này, đồng thời nó linh hoạt, dễ điều khiển và có thể sử dụng để xạ lúa, rải phân.
Bác đặc biệt tự hào về hoạt động của mình vào tháng năm vừa rồi: “Đội đã sử dụng máy bay không người lái DJI T30 để xạ lúa trên cánh đồng và hoàn thành hơn 8 hecta chỉ trong 2 tiếng đồng hồ .Mọi người trong khu vực đều sửng sốt, sau khi lúa lên họ bảo mùa tới mình phải hợp đồng xạ hết cho họ. Xịt thuốc, xạ lúa, rải phân, trọn gói tới lúc cắt luôn”.
Cơ duyên của bác với nghề bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái như thế nào vẫn phải bắt đầu từ việc thuê mướn nhân công ngày càng khó tìm và nghề này dễ tiếp xúc với trực tiếp với môi trường hóa chất độc hại.
Vào tháng 6 năm ngoái, bác biết về máy bay phun thuốc. Thời điểm đó, ở khu vực của bác việc phun thuốc bằng máy bay không người lái nông nghiệp vẫn chưa phổ biến. Bác cảm thấy rằng cơ giới hóa là hướng đi trong tương lai của ngành nông nghiệp và đây là một cơ hội.
Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ thực vật có yêu cầu cao về phun hóa chất, điều khiển bay và các công nghệ khác, vì vậy cần phải chọn một chiếc máy bay thông minh và đáng tin cậy, điều này khiến bác có nhiều phân vân.
Thật tình cờ, một người bạn của bác ở huyện Giang Thành đã mua một chiếc máy bay phun thuốc và làm đi làm dịch vụ. Bác kêu qua xịt một vụ trên ruộng nhà xem hiệu quả thực tế như thế nào. Bác đã theo dõi cách thức hoạt động của máy và khá hài lòng với hiệu quả của nó. Và chiếc máy bay đầu tiên được đưa về và bác trở thành phi công chính.
Làm thế nào để điều khiển máy bay không người lái? Làm thế nào để sử dụng thuốc khi phun bằng máy bay? Làm thế nào để cài đặt tốc độ bay? Mọi thứ đều phải học và tìm hiểu.
Cũng may ruộng nhà không thiếu, bác thí nghiệm chia thành nhiều lô để thử giảm 30, 40, 50% các loại thuốc với các nồng độ khác nhau để tìm công thức lý tưởng nhất.
Bác kể: ”Giảm thuốc thử nghiệm ở nhà xong 1 vụ mới dám tư vấn và bảo lãnh cho người ta. Ví dụ như xịt sâu, khi tư vấn cho bà con, bác nói rằng một hecta dùng 10 gói mình chỉ xịt 6 gói thôi, nếu không đạt tôi trả tiền thuốc cho, xịt rầy nếu cháy rầy, năng suất thất tui bồi thường cho tại vì mình đã thí nghiệm hiệu quả trên ruộng nhà rồi, cứ yên tâm mà áp dụng thôi”.
“Máy bay chuẩn bị cất cánh” âm thanh phát ra từ tay cầm điều khiển thông minh một cách rõ ràng, mọi người đứng cách 6m so với máy bay đang chuẩn bị cất cánh và chiếc máy bay không người lái trước mặt bác nhanh chóng bốc lên mạnh mẽ kèm theo tiếng ù ù của cánh quạt.
Đội phun của bác áp dụng phương thức hoạt động theo nhóm gồm 2 người, 1 phi công điều khiển máy bay và nhân viên mặt đất chịu trách nhiệm sạc pin và pha thuốc.
Hiện tại, sau hơn 1 năm hoạt động, mọi chuyện đang đi đúng hướng, bác cũng ít đi bay mà chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đội ngũ và liên hệ nhận diện tích, bác thỉnh thoảng sẽ đi theo các đội phun theo dõi xem các đội vận hành như thế nào.
Hiện đội của bác có 5 phi công chính, di chuyển chủ yếu vừa bằng xe honda vừa bằng vỏ lãi, hoạt động chủ yếu ở khu vực Hòn Đất và Kiên Lương.
Có được sự tin tưởng của nông dân và bạn sẽ luôn trong tình trạng bận rộn
Bác chia sẻ rằng thời điểm ban đầu khi đưa máy về nhận diện tích hơi khó khăn do nông dân lúc đó còn chưa được tiếp cận với công nghệ mới này, lúc đó bay chỉ một chủ ruộng một thôi, chung quanh không ai bay cả.
“Người ta nói phải nhìn xem xịt thuốc cỏ xem nó có đạt không đã, là cái thứ nhất. Thứ 2 là người ta nhìn xem xịt sâu nó có hết không, mình phải xịt thí điểm để nông dân thấy được hiệu quả”.
Đến khi mình chứng minh cho người ta được 2 cái đó thì người ta mới chấp nhận và tiếp cận rất là nhiều. Hầu hết nông dân đánh giá phun thuốc bằng máy bay chi phí nhẹ hơn, hiệu quả không thua gì phun tay.
Bên cạnh đó khó khăn lớn nhất mà đội phun phải đối mặt thời điểm đó cho đến giờ luôn là tư vấn cho bà con nông dân sử dụng thuốc khi phun bằng máy bay. Suy nghĩ của một số nông dân rất cứng nhắc và không sẵn sàng chấp nhận những thay đổi mới.
Bác kể, có nông dân mình tư vấn xịt rầy xịt 5 gói thôi không chịu phải xịt 10 gói. Người ta bắt mình phải xịt vậy mình thấy quá phí luôn. Còn có trường hợp xịt cỏ ấy, bác nói người ta xịt tay xịt 4 lít thì mình chỉ xịt 2 lít thôi, tại xịt bằng máy bay đậm đặc.
Mà tư vấn họ không nghe, họ bảo ông không xịt tôi mướn người khác xịt thế là mình xịt thí điểm chết mất mấy công. Ông kia mới bảo, cái này đúng lỗi tại tôi, ông tư vấn mà tôi không nghe.
Bác nói: “Những gì chúng tôi đang làm là dịch vụ và sẽ sử dụng dịch vụ để nói chuyện. Phun không hiệu quả, phun lại miễn phí cho bà con”.
Theo tính toán của ông cứ 1 hecta hết 2 triệu tiền thuốc thì giảm được tầm 700 ngàn. Có những cữ phun bớt nửa tiền thuốc, đến khi cắt lúa mình với họ ngồi xuống bàn ăn mừng.
Thuốc bảo vệ thực vật đội phun sử dụng khi đi làm là do nông dân tự cung cấp, bác tư vấn cho nông dân sử dụng loại thuốc nào phù hợp. Bác tin rằng nếu không có nhà cung cấp thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để hợp tác, bác sẽ không xem xét hoạt động với các đại lý thuốc bảo vệ thực vật, bởi vì có một số rủi ro nhất định.
Bằng sự kiên trì của mình, người nông dân dần dần biết được rằng phun thuốc bằng máy bay đem lại hiệu quả thực tế trên cả những gì họ mong đợi, thứ nhất là bớt tiền thuốc từ 30-50% mà không ảnh hưởng gì đến năng suất và vẫn đảm bảo được hiệu quả diệt trừ sâu bệnh. Họ dần nhận ra và giúp tuyên truyền cho đội.
Bác cho biết: “Danh tiếng của đội dần được tạo dựng. Diện tích hoạt động của đội phun cũng tăng theo cấp số nhân. Càng về sau, đội phun luôn trong tình trạng quá bận rộn”.
Thế hệ trẻ nông thôn làm nông nghiệp công nghệ cao
Vào tháng 12 năm ngoái, khi hoạt động đã vào guồng, dần trở nên ổn định và đến giai đoạn mở rộng. Bác gọi điện cho Hoàng Anh, lúc đó đang làm giám sát xây dựng ở Sài Gòn, bác chia sẻ rằng: “Hoàng Anh đi làm ruộng với bác được hơn 10 năm rồi, kiến thức nông nghiệp gì nó biết hết trơn, làm ở Sài Gòn hơn 2 năm nhưng do covid cô véo lương không êm lắm mình kéo nó về làm cùng”.
Hoàng Anh cũng kể bác bay được một, hai vụ rồi em mới về, bác điện về làm với bác rồi bác mua thêm máy bay nữa, cho cầm điều khiển luôn. “Chú tôi, ông ấy đã làm nông nghiệp cả đời, một người đàn ông 54 tuổi, học mọi thứ từ đầu và chú ấy vẫn có thể lái máy bay, điều đó thật tuyệt vời” anh chia sẻ.
Lúc đó về nhà, được nhìn thấy một chiếc máy bay phun thuốc DJI T20 và anh hoàn toàn bị thu hút bởi công nghệ bay không người lái nông nghiệp này. Vốn nhạy bén với công nghệ, rất hào hứng khi phát hiện ra đây là lĩnh vực mới toanh mà anh chưa từng đặt chân đến.
Sau khi vượt qua giai đoạn mới vào nghề, kỹ năng vận hành máy bay của Hoàng Anh ngày càng trở nên thuần thục hơn. Giờ đây, khối lượng công việc của anh ấy đã vượt quá 2000 hecta/tháng và anh ấy chắc chắn rằng hiệu suất của mình sẽ tiếp tục cải thiện trong mùa nông nghiệp bận rộn tiếp theo.
Không chỉ là hiệu quả công việc mà anh còn có những yêu cầu cao về chất lượng công việc, quan tâm đến uy tín của mình đối với người nông dân. Anh pha thuốc cẩn thận, xử lí bao bì thuốc, chú ý diễn biến của thời tiết, tư vấn thuốc cho bà con, cứ vài ngày lại chủ động chạy ra ruộng để quan sát hiệu quả.
“Trưa hôm nay phun hết miếng này là 50 hecta. Lúc sáng phun 30 ha rồi. Ở khu vực mình tầm 5% cho những lô từ 50 ha đổ lên, 20-25 ha chiếm 20%.”
Hoàng Anh nói rằng “Máy bay nông nghiệp rất dễ sử dụng và không phải lo lắng khi vận hành”. Phun thuốc chính xác, tự động tránh chướng ngại vật và camera thời gian thực … Những tính năng đầy đủ về công nghệ này khiến anh cảm thấy rất thích thú.
Hoàng Anh nói rằng anh rất thích công việc này. Hơn nữa, sau nhiều năm đi làm ăn xa, anh càng ngày càng nhớ những cánh đồng lúa bát ngát của quê nhà ở Hòn Đất, Kiên Giang và muốn góp một phần sức lực của mình để phát triển quê hương.