Công ty AgriDrone Việt Nam giới thiệu mô hình ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây nhãn, hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn, tăng năng suất, chất lượng quả, đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể.
Nhãn là một loại cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta. Đây là loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao và diện tích trồng nhãn những năm gần đây ngày càng tăng. Để đảm bảo năng suất và chất lượng quả ổn định, bà con nên chăm sóc đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển của cây, chủ động bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh và đậu quả cho nhãn.
Mục lục
Các loại bệnh thường gặp trên cây nhãn
Bệnh cháy lá
Bệnh cháy lá gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ, khiến lá bị vàng khô và rụng.
Bệnh phấn trắng
Triệu chứng của bệnh là nhãn bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Khi bị bệnh thì vỏ quả bị đóng phấn trắng, đặc biệt là ở vùng gần cuống. Quả lớn thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan dần ra cả quả.
Bệnh thối bông
Bệnh thường xuất hiện lúc hoa nhãn đang nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Bệnh thường phát triển khi thời tiết có sương mù hoặc mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
Bệnh thối rễ
Bệnh xuất hiện ở rễ và ở cổ rễ. Trên cổ rễ lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu, sau đó chuyển từ màu nâu đen và lan rộng bao quanh phần vỏ cổ rễ khiến vỏ bị thổi khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ bên trong. Cây khi mới bị bệnh tấn công có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng dán, nếu cây còn nhỏ thì có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đổ ngã do bộ rễ đã bị hại.
Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng)
Thường xảy ra ở trên các lá, chồi non và ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm. Lá bị nhiễm bệnh không lớn lên được và chụm lại như bó chổi, nên nó còn có tên là chổi rồng. Hoa bị nhiễm bệnh sẽ kém phát triển và khả năng đậu quả rất kém, quả kém phát triển.
Các bệnh thường gặp khác gồm: Bệnh đốm bồ hóng, Bệnh khô cành, Bệnh thán thư
Các loại sâu hại thường gặp trên cây nhãn
Nhện lông nhung
Nhện lông nhung thường tấn công các lá non, hoa, đôi khi tấn công cả trên quả non. Những vị trí bị nhện lông nhung tấn công sẽ bị phồng rộp, co dúm, biến dạng dễ rụng. Các hoa, quả bị nhện lông nhung tấn công sẽ khó đậu quả, quả non dễ rụng làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng quả.
Sâu đục quả nhãn
Sâu sau khi nở sẽ đục vỏ trái ở gần cuống trái rồi chui vào bên trong để ăn phần thịt quả. Khi quả nhãn còn non, sâu tấn công cả phần hạt và thải phân qua các lỗ gần cuống trái, các trái bị sâu đục gây hại thường dễ bị rụng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất quả khi thu hoạch.
Bọ xít trên nhãn
Bọ xít là một trong những loài gây hại thường gặp trên cây nhãn, chúng chích hút nhựa ở cuống chùm hoa, quả non gây rụng hoa, quả rất nhiều. Các quả lớn hơn bị bọ xít tấn công sẽ tạo thành các đám màu nâu hoặc đen, cứng lại, quả khó có thể phát triển lớn hơn.
Nhện đỏ
Nhện đỏ tấn công hút chất dinh dưỡng từ lá cây, những cây nhãn bị nhện đỏ tấn công với mật độ lớn có thể bị khô rụng lá, sinh trưởng kém; khả năng tạo hoa, quả kém hơn, năng suất giảm rõ rệt.
Rệp sáp hại nhãn
Rệp thường sống tập trung thành đàn và chích hút nhựa quả, cành, chúng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển gây hại cho nhãn, làm giảm vị ngọt của quả, giảm chất lượng và giảm giá trị thẩm mỹ quả nhãn dẫn tới khó tiêu thụ hơn và giảm giá trị thương phẩm.
Rầy chổng cánh hại nhãn
Rầy chổng cánh tấn công lá và chồi nhãn tạo ra các nốt sần trên phiến lá. Các lá bị rầy tấn công nặng sẽ bị uốn cong và có thể chuyển sang màu vàng. Chồi non bị tấn công sẽ kém phát triển, ngọn cây bị tấn công sẽ không thể ra hoa kết trái, năng suất giảm mạnh.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn
Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây nhãn, bà con cần lưu ý:
- Trồng nhãn với mật độ hợp lý ngay từ khi kiến tạo vườn
- Cắt tỉa cành lá vô hiệu định kỳ hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch vừa tạo điều kiện để cây ra quả tốt năm sau vừa giảm nguy cơ sâu bệnh tấn công nhãn.
- Cắt bỏ các bộ phận bị sâu bệnh tấn công đem đốt tiêu hủy xa vườn.
- Dùng túi bao trái để phòng sâu tấn công trái, mang lại mẫu mã quả đẹp và an toàn hơn.
Vào từng giai đoạn phát triển của cây, cần kiểm tra tình trạng sâu bệnh để phát hiện và phun thuốc phòng trừ kịp thời.
Dùng máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây nhãn
Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn hiệu quả, bà con nên ứng dụng công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây nhãn. Máy bay xịt thuốc trừ sâu không người lái đã được công ty AgriDrone Việt Nam triển khai trên nhiều loại cây trồng ở nhiều địa phương.
Với máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu cho cây nhãn, người vận hành chỉ cần ngồi ở một chỗ để điều khiển máy bay phun thuốc, người nông dân không còn phải chịu cảnh hứng chịu những giọt thuốc bắn li ti từ trên cao xuống hay trực tiếp hít phải các loại hóa chất độc hại cho sức khỏe.
Với công nghệ phun sương, các hạt thuốc được phun dưới dạng sương mù có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng bám đều trên lá cây, hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cao, tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc. Công nghệ phân nhánh đến mục tiêu giúp máy bay có thể điều chỉnh góc của cánh tay máy quay và phun qua tán dày theo góc xiên để thuốc có thể bám đều lên các bộ phận của cây, số lượng giọt thuốc được tăng lên 100%.
Với sự trợ giúp của nền tảng đám mây nông nghiệp thông minh và Lập bản đồ dựa trên điện toán đám mây, người nông dân hoàn toàn có thể quản lý vườn cam của mình bằng kỹ thuật số 3D trên điện thoại di động của mình.