Dịch vụ phun thuốc Quảng Trị trên dứa bằng máy bay điều khiển từ xa là giải pháp tối ưu giúp bà con chống chọi với dịch sâu bệnh hại tấn công cây dứa trên địa bàn.
Cây dứa là loài cây tương đối dễ canh tác, chỉ mất công làm đất, trồng, bón phân ban đầu. Đặc biệt, dứa là loại cây thích ứng được với môi trường khô cằn, khắc nghiệt nên được nông dân tỉnh Quảng Trị đưa vào canh tác và phát triển.
Cây dứa được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, mở ra một hướng phát triển mới, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện nay dứa được đưa vào trồng đại trà tại Quảng Trị với quy mô lớn, tuy nhiên nông dân và doanh nghiệp đang phải vất vả chống chọi với dịch bệnh lan rộng.
Mục lục
Các loài sâu hại thường gặp trên cây dứa tại Quảng Trị
Trên cây dứa thường gặp những loài côn trùng gây hại như sau:
-
Rệp sáp (Dysmycocus sp.)
Rệp sáp rất thường gặp trên cây dứa, chúng xuất hiện nhiều trong mùa nắng ấm, rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và trái của cây dứa và rất nguy hiểm vì nó là trung gian truyền bệnh héo khô đầu lá Wilt.
Phòng trị: Trước khi trồng, bà con nhúng chồi dứa vào dung dịch hỗn hợp thuốc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo. Ngoài ra bà con cần phòng trị loài kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Bên cạnh đó, cần vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây bị rệp tấn công, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị như Butyl 10WP 25g/8 lít; Supracide 40 ND 10-15ml/ bình 8 lít.
-
Bọ cánh cứng (Antitrogus sp.)
Bọ cánh cứng tấn công cây dứa là loài sống và đẻ trứng dưới đất, ấu trùng nở ra có màu trắng dài khoảng 35 mm, chúng tấn công vào bộ rễ của dứa khiến cho cây bị héo và dễ đổ ngã.
Để phòng trừ loài này, bà con nên xử lý đất trước khi trồng dứa và định kỳ 3-4 tháng rải thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng các loại thuốc dạng hạt như Regent, hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây như: Basudin 10H.
-
Nhện đỏ (Dolichotetranycus sp.)
Nhện đỏ là loài gây hại trên cây dứa thường xuất hiện trong mùa nắng, tập trung vào các bẹ lá để chích hút nhựa. Cây dứa bị nhện đỏ tấn công thường có bộ lá kém phát triển, các lá có màu nâu xám và sần sùi và phần ngọn lá bị khô héo. Chúng còn gây hại trên trái
Vào mùa nắng, bà con nên quan sát thật kỹ để kịp thời phát hiện nhện đỏ và phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết với các thuốc trị nhện như: Comite 73 EC 5-10ml/8 lít; dầu DC Tron-Plus theo khuyến cáo.
Các loại bệnh hại trên cây dứa
Một số bệnh hại dứa thường gặp như sau:
-
Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa (do nấm Phytophthora sp.)
Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa nơi có hệ thống thoát nước kém hoặc quá ẩm. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trên các lá ở giữa, lá có màu vàng hoặc hơi nâu, phần tâm ngọn dứa bị thối làm cho ngọn dứa bị héo. Triệu chứng thối rễ trên dứa cũng tương tự như trên ngọn, điểm khác biệt đó là toàn bộ lá chuyển sang màu nâu và toàn bộ hệ thống rễ bị thối và dễ dàng đổ ngã.
Để phòng trị bệnh này, dứa cần được trồng trên nền đất cao ráo, thoát nước tốt, chồi giống cần được xử lý bằng thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng cần phun thuốc định kỳ 3-4 tháng để ngăn ngừa bệnh bằng một số loại thuốc như: Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Aliette, Ridomyl.
-
Bệnh héo khô đẩu lá dứa (Wilt) do virus
Khi cây bị bệnh tấn công, biểu hiện đó là từ chóp lá trở xuống nửa lá chuyển sang màu đỏ nhạt và sau đó chuyển sang đỏ đậm, hai rìa lá cuốn lại từ trên chóp ngọn trở xuống, sau đó héo dần toàn bộ lá và cây sẽ không trổ hoa. Rễ cây bị thối. Bệnh do virus gây ra và được lan truyền bởi rệp sáp trong quá trình chúng chích hút trên cây dứa. Thời gian ủ bệnh có thể từ 3-8 tháng sau khi bị nhiễm.
-
Bệnh thối thân, thối gốc dứa (do nấm Thielaviopsis paradoxa )
Bệnh thối thân, thối gốc dứa là một trong những bệnh thường gặp trên cây dứa, bệnh thường tấn công ngay lõi thân cây dứa làm cho phần thân bị thối đen. Trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C thì các vết thương trên thân cây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và làm chết cây.
Để phòng trừ bệnh này, đối với những cây con chưa trồng ngay thì bà con cần đem phơi nắng từ 3-5 ngày và giữ nơi thoáng mát, khô ráo và nên xử lý nấm bệnh trước khi đem trồng bằng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Alpine 80WP, Hạt vàng 50WP, Bavistin 50 FL, COC-85 theo khuyến cáo. Với những cây đã trồng ngoài vườn thì bà con cần phun ngừa các loại thuốc trừ bệnh sau mỗi cơn mưa.
-
Bệnh thối trái dứa (do nấm Thielaviopsis paradoxa)
Nấm bệnh tấn công ngay vết cắt của cuống trái làm thối cuống trái và đáy trái, nấm còn tấn công trái bị tổn thương trong lúc vận chuyển. Nhiệt độ và ẩm độ cao là hai yếu tố gia tăng tỷ lệ bệnh và khiến trái dứa thối nhanh.
Dịch vụ phun thuốc Quảng Trị trên cây dứa
Đặc điểm của các khu vực trồng dứa ở Quảng Trị đó là đồi đất dốc, chính vì vậy việc phun thuốc cho dừa bằng phương pháp thủ công gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy dịch vụ phun thuốc Quảng Trị cho cây dứa bằng máy bay không người lái được xem là giải pháp tối ưu, giải quyết được nhiều bất cập mà bà con gặp phải khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp truyền thống.
Dịch vụ máy bay phun thuốc Quảng Trị trên cây dứa sử dụng máy bay không người lái rất dễ vận hành, tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, tiết kiệm nước và thuốc trừ sâu, thời gian phun nhanh giúp dập dịch bệnh hiệu quả, triển khai phun dễ dàng trên mọi địa hình, an toàn cho sức khỏe con người.
Với những ưu điểm như trên, nhiều hộ nông dân đã đầu tư thiết bị phục vụ nhu cầu gia đình, đồng thời làm dịch vụ phun thuốc Quảng Trị trên dứa mang về thu nhập không nhỏ cho gia đình.
Đồng hành cùng nông dân trong thời đại kỹ thuật số, AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu chính hãng với các sản phẩm hiện đại hàng đầu hiện nay như: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, DJI Agras T20P, DJI Agras T30… Bà con quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ máy bay phun thuốc, xin vui lòng liên hệ AgriDrone để được chúng tôi tư vấn cụ thể.