Chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch phục hồi nhanh chóng


Sau mỗi vụ thu hoạch, cây tiêu mất đi một lượng lớn dinh dưỡng, đồng thời các vết thương hở trên thân và lá khiến cây dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cây tiêu có thể suy yếu, dễ mắc các bệnh chết nhanh, chết chậm, giảm năng suất hoặc thậm chí mất mùa. Trong bài viết này, AgriDrone sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch, giúp bà con nông dân phục hồi cây hiệu quả, đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại vào nông nghiệp để nâng cao năng suất.

Vệ sinh vườn tiêu sau khi mới thu hoạch 

Sau khi thu hoạch, vườn tiêu cần được làm sạch để loại bỏ mầm bệnh và sâu hại tiềm ẩn. Bà con cần thực hiện các bước sau:

chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch
Vệ sinh vườn tiêu sau khi mới thu hoạch
  • Dùng kéo cắt tỉa loại bỏ các cành già cành sâu bệnh và cành không có khả năng cho trái để cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh lây lan. Giữ lại những cành khỏe mạnh có khả năng cho trái trong vụ sau để giúp cây phục hồi nhanh hơn
  • Cành lá rụng trái thối và tàn dư thực vật cần được thu gom và tiêu hủy hoặc ủ làm phân hữu cơ để tránh là nguồn lây nhiễm bệnh cho cây.
  • Làm sạch gốc cây tiêu, dọn sạch cỏ dại xới nhẹ lớp đất mặt để tạo sự thông thoáng giúp rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tạo tán và có khoảng cách trồng tiêu hợp lý giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn giảm nguy cơ ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả

Cây tiêu không chịu được ngập úng, vì vậy thoát nước tốt vào mùa mưa là yếu tố quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh.

chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch
Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả
  • Hệ thống mương thoát nước chính: Đào xung quanh vườn tiêu, sâu 50-60 cm, rộng 40-50 cm để ngăn nước tràn vào vườn và thu nước từ các mương nhỏ.
  • Hệ thống mương phụ: Đào vuông góc với hướng nước chảy, sâu 30-40 cm, rộng 20-25 cm giúp tiêu thoát nước hiệu quả.
  • Đối với đất bằng: Cứ 2 hàng tiêu đào 1 mương phụ.
  • Đối với đất dốc: Cứ 4-5 hàng tiêu đào 1 mương phụ để chống xói mòn.

Lưu ý: Khi đất còn nhão bùn, không đi lại nhiều để tránh làm chặt đất và ảnh hưởng đến rễ tiêu.

Bón phân để phục hồi và kích thích ra hoa

Sau thu hoạch và qua thời kỳ chăm sóc hồ tiêu giai đoạn nuôi trái, cây tiêu cần một lượng lớn dinh dưỡng để phục hồi. Việc bón phân đúng cách và đúng thời điểm giúp cây phát triển bền vững và cho năng suất cao.

Bón phân hữu cơ 

Loại phân Liều lượng Thời điểm bón
Phân chuồng hoai mục 15-20 kg/trụ/năm Đầu mùa mưa
Phân hữu cơ vi sinh 3-5 kg/trụ/năm Đầu mùa mưa
  • Cách bón: Đào rãnh quanh mép tán cây, sâu 10-15 cm, bón phân và lấp đất. Tránh làm tổn thương rễ tiêu.
  • Bón vôi: Những vùng đất chua cần bón 100-200g vôi bột/gốc, bón rải đều trên mặt đất hoặc trộn chung với phân chuồng.

Bón phân vô cơ

Tuổi cây Phân Urê (g) Supe lân (g) KCl (g)
Tiêu đã cho trái 300-500 500-700 250-260

Lịch bón phân:

  • Lần 1 (Sau thu hoạch 10 ngày): Bón toàn bộ phân lân + 1/3 đạm + 1/3 kali. Lưu ý: Giai đoạn này thường khô hạn, cần tưới đủ ẩm.
  • Lần 2 (Đầu mùa mưa): Khi đất đủ ẩm, bón tiếp 1/3 đạm + 1/3 kali.
  • Lần 3 (Cuối mùa mưa): Bón hết lượng phân còn lại. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để phun thay thế phân bón hóa học, giúp cây phát triển bền vững.

Kiểm soát sâu bệnh 

Sau thu hoạch, cây tiêu dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh nguy hiểm như chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng, rệp sáp, bọ xít…

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma để tưới gốc, giúp ngăn ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm.
  • Thoát nước tốt vào mùa mưa, tránh đọng nước ở gốc tiêu.
  • Phun các chế phẩm gốc đồng (như Copperion 77WP) để phòng trừ nấm bệnh.

Lưu ý: Không bón phân hoặc phun thuốc khi trời sắp mưa, tránh rửa trôi làm mất tác dụng.

Lên kế hoạch cho vụ mùa tiếp theo

Sau khi hoàn tất các bước chăm sóc sau thu hoạch bà con nên lập kế hoạch cải tiến để nâng cao hiệu quả canh tác cho vụ mùa tiếp theo:

chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch
Lên kế hoạch cho vụ mùa tiếp theo
  • Đánh giá hiệu quả của các biện pháp chăm sóc dựa trên thực tế vườn tiêu
  • Ghi chép tình trạng sinh trưởng của cây và những vấn đề gặp phải để điều chỉnh phương pháp canh tác phù hợp
  • Chuẩn bị phân bón vật tư nông nghiệp và xây dựng kế hoạch bón phân tưới nước phòng trừ sâu bệnh theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây

Ứng dụng máy bay phun thuốc trong chăm sóc hồ tiêu

Bà con nông dân có thể sử dụng drone phun thuốc trừ sâu nông nghiệp để hỗ trợ việc phun chế phẩm sinh học, bón phân lá, tưới nước một cách chính xác và hiệu quả.

Lợi ích của drone trong chăm sóc tiêu:

  • Tiết kiệm thời gian: Drone giúp phun thuốc và tưới tiêu chỉ trong vài phút cho diện tích lớn.
  • Giảm công lao động: Giảm sức lao động thủ công, đặc biệt hữu ích với những vườn tiêu quy mô lớn.
  • Tăng hiệu quả bảo vệ thực vật: Phun chính xác, đều, tiết kiệm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

AgriDrone khuyến khích bà con tìm hiểu về các loại máy bay phun thuốc cho cây tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận bền vững.

Việc chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch là một quá trình quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng tiêu vụ sau. Bằng cách vệ sinh vườn, quản lý nước tưới, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh và ứng dụng công nghệ drone, bà con sẽ giúp vườn tiêu khỏe mạnh, năng suất ổn định qua từng năm.

Bà con hãy lưu lại bài viết này để tham khảo khi cần và chia sẻ với những ai đang trồng tiêu! Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về công nghệ drone trong nông nghiệp, hãy liên hệ với AgriDrone để được tư vấn chi tiết! 

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN