Cây chanh dây là loại cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, quả có hương thơm dịu nhẹ, vị chua chua, ngọt ngọt, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết về cây chanh dây trong bài viết sau.
Mục lục
Cây chanh dây có nguồn gốc từ đâu?
- Tên tiếng anh/Tên khoa học: Passion fruit/Passiflora incarnata
- Tên thường gọi: Cây chanh dây, chanh leo, mát mát, mắc mát, lạc tiên hoa tím…
- Họ thực vật: Rutaceae (Họ cam chanh).
Cây chanh dây còn được gọi là cây chanh leo, lạc tiên hoa tím hay mát mát, thuộc họ cam chanh. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ như Argentina, Brazil hay Paraguay.
Hiện nay, cây chanh dây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và được chia thành 2 loại là chanh leo vỏ vàng và chanh leo vỏ đỏ.
- Cây chanh dây vỏ vàng: nguồn gốc từ Srilanka, Hawaii và Uganda, quả có vị chua ngọt.
- Cây chanh dây vỏ đỏ: có nguồn gốc từ Đài Loan và Australia. Loại cây này khá dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ.
Cây chanh dây có đặc điểm gì?
Cây chanh dây có những đặc điểm như sau:
- Thân cây: Cây chanh dây là loài cây thân thảo leo lâu năm, có chiều dài lên tới 15 m. Bên ngoài thân có lông tơ, khá trơn. Nó có tuổi thọ từ 5-7 năm, nhưng năng suất thường giảm sau 5 năm.
- Lá: Lá chanh dây có ba thùy, bóng, có màu lục nhạt đến lục vàng (rộng 13 cm x dài 15 cm) với mép lá có răng.
- Hoa: Hoa cây chanh leo thuộc loại hoa đơn, được mọc từ nách lá, có 5 cánh với màu trắng pha tím nhẹ vô cùng đẹp mắt. Hoa có đường kính từ 8 đến 10cm.
- Quả: Cây chanh dây khi phát triển có hình cầu, quả mọng, kích thước tương đương quả trứng gà. Khi xanh, quả có màu xanh lục; khi chín, quả chuyển sang màu tím đậm hoặc màu vàng. Quả chanh dây có vị chua chua, ngọt ngọt, thường dùng làm nước giải khát.
Cây chanh dây thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ 18 đến 20 độ. Khi được trồng trong điều kiện khí hậu thuận lợi, cây sẽ rất dễ phát triển.
Công dụng của quả chanh dây
Trong thành phần của quả chanh dây có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao như: protein, chất béo, nước, canxi, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, vitamin C, Kali, Carbohydrate…
Kali trong quả chanh dây có hàm lượng nhiều, là thành phần có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Các chất oxy hóa có trong quả chanh dây có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư. Bên cạnh đó là các vitamin, axit amin có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.
Những lợi ích của chanh dây đối với sức khỏe có thể kể đến bao gồm:
Giải khát
Nước chanh dây có tác dụng giải khát trong những ngày hè oi bức và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng nên sử dụng có chừng mực để không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Giúp xương chắc khỏe
Chanh dây có nhiều chất khoáng như magie, canxi, sắt,… khi kết hợp với rau xanh và sữa giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương, đặc biệt tốt cho những người trong độ tuổi trung niên.
Ổn định đường huyết
Uống nước ép chanh dây còn có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết và giảm lượng cholesterol xấu.
Giảm stress, giúp ngủ ngon hơn
Hợp chất alkaloids có trong thành phần của quả chanh dây có tác dụng giảm các triệu chứng lo âu, suy nhược; giúp giảm stress và mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Quả chanh dây chứa nhiều chất xơ, ít calo và chất béo, giúp làm giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy, đây là một loại trái cây rất tốt cho những người đang muốn giảm cân.
Làm đẹp da
Trong thành phần của quả chanh dây có chứa nhiều vitamin C giúp làm sáng da, ngừa thâm nám. Vitamin A có tác dụng giúp đôi mắt sáng khỏe, tanin giúp ngăn ngừa ung thư, kẽm giúp giảm nổi mụn. Có thể nói chanh dây là một trái cây rất tốt cho việc làm đẹp da. Tuy nhiên, một số thành phần trong chanh dây, đặc biệt là chất axit rất có hại cho dạ dày, do vậy bạn nên sử dụng với liều lượng hợp lý.
Cách trồng và chăm sóc cây chanh dây
Cây chanh dây có thể được trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Sau đây AgriDrone Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây chanh dây.
Các bước trồng cây:
- Sau khi bạn mua hạt giống về, bạn đem hạt giống ngâm với nước ấm tầm 1 ngày để hạt nở sẽ dễ nảy mầm.
- Chuẩn bị đất, chậu gieo hạt với lớp đất mỏng.
- Tưới nước, đặt chậu cây đã gieo hạt ở nơi có nhiều ánh sáng. Trong vòng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm.
- Sau 4 tuần, cây mọc cao tầm 15cm. Khi đó bạn nên đào lên, trồng sang chậu mới.
Làm giàn để cây leo:
Chanh dây là loại cây thân leo, do đó bạn cần làm giàn để cho cây leo lên. Giàn được thiết kế bằng thanh inox, sắt, thép… hoặc có thể tận dụng tường nhà, giàn mướp cũ, miễn sao đảm bảo được độ ẩm và ánh sáng cho cây phát triển.
Cách chăm sóc cây:
- Tưới nước cho cây 2 ngày một lần vào mùa mưa. Mùa khô thì tưới mỗi ngày một lần.
- Chanh leo có thể sẽ mắc sâu bệnh ăn lá cây, đốm nâu, thối quả… cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây.
- Cắt tỉa và tạo tán cho cây. Khi cây bám vào giàn sẽ phát triển nhanh, lúc này bạn phải cắt tỉa để tạo hình để giảm bớt lá héo úa, bên cạnh đó còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ, giúp cây đậu quả nhiều hơn.
Lưu ý: Cây chanh dây là loại cây dễ bị sâu bọ tấn công và gây bệnh nên bạn cần chú ý chăm sóc tỉ mỉ cho cây chanh dây. Cây nên được trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cung cấp đủ nước để cây nhanh ra hoa và kết trái, càng gần lúc thu hoạch thì lượng nước cây cần càng nhiều.
Để phòng trừ sâu bệnh cho cây chanh dây, bà con có thể sử dụng dịch vụ phun thuốc chanh dây để tiết kiệm thời gian, chi phí, an toàn cho sức khỏe và tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm khi thu hoạch.
Trên đây là một số thông tin về cây chanh dây. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bà con.
Xem thêm: Máy bay phun thuốc trừ sâu được bà con tin chọn