Sâu đục thân là một trong những đối tượng gây hại rất hay gặp cho cây mít. Bà con cần nắm được cách chữa bệnh sâu đục thân cho cây mít để hạn chế những thiệt hại do sâu gây ra.
Cây mít là loại vừa cho bóng mát, vừa cho thu hoạch quả và mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Trong số các loại sâu bệnh hại cây mít, sâu đục thân là loài sâu bệnh hại nguy hiểm số một. Để tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch, bà con cần nắm được các dấu hiệu nhận biết và tiến hành xử lý kịp thời.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân hại cây mít
Sâu đục thân hại cây mít trưởng thành là một loài xén tóc có tên khoa học là Pachyteria equestris, thuộc họ Cerambycidae, Bộ Coleoptera. Loại sâu này gây hại trên cành và thân cây mít.
Khi tấn công trên các cành nhỏ, sâu thường đục lõi cây. Trên những cành lớn hơn, sâu sẽ cạp bên ngoài vỏ, tạo ra những đường hầm sát vỏ thân.
Sâu đục thân hại cây mít thường gây hại từ các cành nhỏ xuống đến phần gốc cây và cả các rễ lớn. Tại vị trí vết đục, bà con có thể quan sát thấy thân cây có những vết nhựa ứa ra.
Khi tuổi sâu lớn, sâu có xu hướng đục vào trong phần gỗ của cây tạo thành những hang của phần gỗ. Tại vị trí bị sâu đục sẽ có phân đùn ra như mạt cưa. Ngay vết đục đôi khi có mùi hôi chua là có sâu đã đục ở bên trong.
Cách chữa bệnh sâu đục thân cho cây mít
Để hạn chế những tác hại do sâu đục thân hại cây mít gây ra, bà con cần thường xuyên kiểm tra cây nhằm phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi bà con phát hiện triệu chứng sâu đục thân hại cây mít, cần điều trị ngay lập tức để tránh việc ấu trùng chui sâu vào bên trong thân cây, khi đó sẽ rất khó phòng trị và gây hại nặng cho cây.
Biện pháp thủ công: Bà con có thể áp dụng biện pháp thủ công đơn giản để chữa trị bệnh sâu đục thân trên cây mít đó là dùng dao khoét ngay lỗ đục để bắt sâu hoặc nhộng nằm bên trong. Trường hợp sâu đã ăn sâu vào thân cây, bà con có thể dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu (nên sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi) nhét vào lỗ đục và lấy đất sét trám bít vết đục lại. Sau khi nhét bông thuốc vào lỗ đục trên cành hoặc thân, bà con nên tiến hành quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh xâm nhập qua vết thương.
Sử dụng thuốc hóa học: Ngoài biện pháp thủ công, bà con có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun như: Cyperan 5EC, Decis 2.5EC, Bian 40-50EC, Basudin 50EC… vào giai đoạn cây ra lá non để phòng ngừa.
Giải pháp phun thuốc trừ sâu cho cây mít bằng máy bay không người lái
Trên đây là hướng dẫn cách chữa bệnh sâu đục thân cho cây mít. Việc điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, do vậy các nhà vườn cần kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và triển khai các biện pháp chữa trị kịp thời.
Cây mít là một loại cây ăn trái có đặc điểm là thân cây to, tán lá dày và rậm rạp, đôi khi việc phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây gặp nhiều khó khăn, nhất là khi phun cho vườn có diện tích lớn.
Để việc phun thuốc trừ sâu cho cây mít được dễ dàng và hiệu quả, hiện nay đã có giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái. Với máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái, người vận hành sẽ ngồi một vị trí và điều khiển máy bay thông qua một thiết bị di động hoặc bộ điều khiển, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước, dễ dàng thực hiện được trên mọi loại cây trồng, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao.
AgriDrone là đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái với các sản phẩm máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái mới nhất của DJI như: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, DJI Agras T20P…
Để được tư vấn chi tiết các giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây mít, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.