Hơn một thế kỷ từ khi cây cao su lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, loại cây này đã trở thành nguồn thu lớn cho ngành nông nghiệp nước ta. Không chỉ sản xuất mủ chất lượng cao, cây cao su còn mang lại giá trị từ gỗ, dầu hạt và bảo vệ môi trường. Để khai thác tối đa tiềm năng của loại cây này, việc chăm sóc đúng cách ngay từ khi mới trồng là điều kiện tiên quyết. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá cách chăm sóc cao su mới trồng hiệu quả nhất.
Mục lục
Cách chăm sóc cao su mới trồng cơ bản
Cây cao su mới trồng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ và đúng kỹ thuật để cây phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị cho giai đoạn cho mủ sau này.
Làm cỏ cho cây cao su mới trồng
Cỏ dại là đối thủ cạnh tranh dinh dưỡng trực tiếp với cây cao su, đặc biệt trong giai đoạn cây còn nhỏ.
Làm cỏ không chỉ giúp cây có không gian phát triển mà còn hạn chế sâu bệnh.
Làm cỏ trên hàng
- Năm đầu tiên: Bà con cần làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, thực hiện 3 lần/năm. Cỏ sát gốc nên được nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc vì có thể làm tổn thương rễ hoặc thân cây non. Ở những vùng đất dốc, việc làm cỏ cần theo từng bồn cây để giảm xói mòn đất. Khi làm cỏ, chú ý không kéo đất ra khỏi gốc cây.
- Từ năm thứ hai đến năm thứ năm: Số lần làm cỏ tăng lên 4 lần/năm để giữ cho cây cao su không bị cỏ dại lấn át.
- Từ năm thứ sáu đến năm thứ tám: Chỉ cần làm cỏ 2 lần/năm. Trong giai đoạn này, cây đã phát triển mạnh, cỏ dại không còn ảnh hưởng lớn như trước.
Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng để tiết kiệm công sức. Bà con có thể sử dụng thuốc diệt cỏ, nhưng cần chọn loại thuốc phù hợp và phun đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cây cao su.
Làm cỏ giữa hàng
- Trong năm đầu tiên, phát dọn cỏ và các chồi non mọc giữa hai hàng cao su. Công đoạn này giúp duy trì thảm cỏ mặt đất ở độ cao khoảng 15-20cm để bảo vệ đất và chống xói mòn.
- Từ năm thứ hai đến năm thứ tư, bà con cần phát cỏ giữa hàng 4 lần/năm hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm số lần phát cỏ. Khi dùng thuốc, hãy chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Từ năm thứ hai trở đi, hạn chế cày đất để bảo vệ hệ thống rễ của cây. Tuyệt đối không cày ở những vùng có độ dốc lớn hơn 8%, vì điều này có thể gây xói mòn đất nghiêm trọng.
Tủ gốc để giữ ẩm cho cây cao su
Tủ gốc là biện pháp quan trọng giúp cây cao su giữ ẩm trong mùa khô, đồng thời kích thích rễ phát triển khỏe mạnh. Thời điểm thích hợp để tủ gốc là cuối mùa khô, khi đất đã được làm sạch và xới váng.
Vật liệu dùng để tủ gốc có thể là rơm rạ, thân cây họ đậu, cây phân xanh hoặc thân cỏ dại. Những loại vật liệu này không chỉ giữ ẩm mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn.
Khi thực hiện, bà con cần tủ cách gốc cây khoảng 10cm, lớp tủ dày ít nhất 10cm và phủ một lớp đất dày 5cm lên trên để cố định vật liệu. Bán kính của lớp tủ nên đạt khoảng 1m để đảm bảo giữ ẩm hiệu quả.
Tỉa chồi và tạo tán cho cây cao su con
Tỉa chồi và tạo tán là bước quan trọng để định hình cây cao su, giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh.
- Tỉa chồi thực sinh: Sau khi trồng, cây cao su sẽ mọc nhiều chồi thực sinh (chồi mọc từ gốc cây mẹ) và chồi ngang. Bà con cần loại bỏ các chồi này kịp thời để chồi ghép chính phát triển khỏe mạnh.
- Tạo tán: Trong quá trình phát triển, cây cao su sẽ mọc nhiều cành ngang và cành mọc lệch tán. Những cành này cần được cắt bỏ để cây phát triển cân đối, tập trung dinh dưỡng cho thân chính.
Ở những vùng thuận lợi, chiều cao tạo tán lý tưởng là từ 3m trở lên. Tán cây cao đều giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ gãy đổ khi gặp gió mạnh.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc cây cao su mới trồng
Ngoài việc lựa chọn giống cao su cho nhiều mủ và những công việc trồng cây, bà con cần kiểm tra vườn cây thường xuyên để kịp thời phát hiện các vấn đề như sâu bệnh, nấm mốc hay tình trạng cây phát triển không đều. Việc quan sát kỹ và xử lý sớm sẽ giúp cây tránh được những tổn thương không đáng có.
Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây cao su rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Bất kỳ sự chủ quan nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy, bà con cần chú ý tuân thủ đúng quy trình chăm sóc để đảm bảo cây đạt năng suất cao trong tương lai.
Phòng chống cháy vườn cao su con
Phòng chống cháy là việc quan trọng để bảo vệ vườn cao su, đặc biệt trong mùa khô. Cháy không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và cây trồng. Để giảm thiểu nguy cơ, bà con cần áp dụng các biện pháp sau.
- Dọn sạch thảm thực vật dễ cháy: Phát dọn lá khô, cỏ dại quanh bìa lô và trong phạm vi 2m quanh gốc cây. Đường luồng và lối đi cũng cần được làm sạch định kỳ để tránh tích tụ vật liệu dễ cháy.
- Xây dựng băng cản lửa: Tạo các băng cản rộng 3-5m giữa các lô cao su hoặc giữa vườn với khu vực rừng xung quanh để ngăn cháy lan khi có hỏa hoạn.
- Hạn chế hoạt động gây cháy: Không đốt cỏ, lá khô hoặc hút thuốc trong vườn. Hạn chế sử dụng máy móc dễ phát sinh tia lửa trong mùa khô.
- Tăng cường giám sát: Thường xuyên kiểm tra vườn và luôn chuẩn bị sẵn dụng cụ chữa cháy như bình phun nước, cuốc, xẻng để xử lý kịp thời.
Bón phân cho cây cao su trong những năm đầu
Bón phân đúng cách là bước quan trọng giúp cây cao su phát triển tốt trong giai đoạn đầu, tạo nền tảng để cạo được nhiều mủ cao su về sau.
Giai đoạn này cây cần nhiều dinh dưỡng để hình thành bộ rễ, tán lá và thân cây cao su khỏe mạnh. Bà con có thể bón phân cho cây con theo quy trình sau:
Bón phân vô cơ
Trong 4 năm đầu, việc bón phân cần được thực hiện theo cách cuốc rãnh hoặc đào lỗ quanh gốc cây:
- Năm thứ nhất: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bốn lỗ quanh gốc, theo hình chiếu của tán cây, với rãnh rộng 20cm, sâu 10cm. Bón phân cách gốc khoảng 30-40cm rồi lấp đất để giữ phân.
- Các năm tiếp theo: Mỗi năm nới rộng vùng bón phân ra xa thêm 20cm theo sự phát triển của tán cây.
- Khi cây giao tán (tán lá chạm nhau): Bón phân theo băng rộng 1m giữa hai hàng cây. Rải đều phân, xới nhẹ và lấp đất để tránh làm đứt rễ.
Bón phân qua lá
Trong hai năm đầu, ngoài phân bón gốc, bà con nên bổ sung phân bón qua lá để cây nhanh bén rễ và đâm chồi. Dùng phân bón lá như Komix-Rb pha với nồng độ 1/200, phun đều lên hai mặt lá 4-6 lần/năm, bắt đầu khi cây đã ổn định một tầng lá.
Ngoài các loại phân vô cơ, bà con có thể dùng phân Komix chuyên dùng cho cây cao su kiến thiết cơ bản (tỷ lệ 5-5-3). Loại phân này giúp cây phát triển cân đối và tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt.
Bón phân cho cao su bằng máy bay nông nghiệp của AgriDrone
Bà con hiện nay có thể giảm bớt công sức bón phân thủ công nhờ vào máy bay nông nghiệp của AgriDrone, một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Sử dụng máy bay bón phân như DJI Agras T50, DJI Agras T40, DJI Agras T25… không chỉ giúp bà con tiết kiệm thời gian mà còn tăng hiệu quả đáng kể.
Lợi ích khi sử dụng máy bay bón phân AgriDrone:
- Hiệu quả cao: Máy bay rải phân, phun thuốc đồng đều trên diện tích lớn, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ và tiết kiệm chi phí phân bón nhờ giảm lượng hao hụt.
- Tiết kiệm thời gian: Trong khi bón phân thủ công tốn nhiều ngày công lao động, máy bay chỉ mất vài giờ để hoàn thành việc bón phân cho cây cao su trên cả hecta đất.
- An toàn: Bà con không phải tiếp xúc trực tiếp với phân bón, đảm bảo sức khỏe và tránh các rủi ro từ hóa chất.
Tại sao nên chọn máy bay nông nghiệp của AgriDrone?
- Các dòng máy bay của AgriDrone được nhập khẩu chính hãng, chất lượng cao cấp và có giấy tờ nguồn gốc rõ ràng.
- Sản phẩm đi kèm chính sách bảo hành dài hạn, hậu mãi tận tâm. Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hướng dẫn bà con cách sử dụng máy bay nông nhiệp một cách dễ hiểu và chi tiết.
- Dịch vụ sửa chữa nhanh chóng, hỗ trợ bà con mọi lúc, mọi nơi.
- Luôn có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho bà con liên hệ sớm.
AgriDrone không chỉ bán sản phẩm mà còn đồng hành cùng bà con, mang đến giải pháp bón phân hiện đại, tiện lợi và tiết kiệm.
Hơn nữa, các drone nông nghiệp của AgriDrone rất dễ vận hành, ngay cả khi bà con chưa quen với công nghệ, đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tình.
Còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với AgriDrone để sở hữu máy bay phun thuốc cho cây cao su với giá ưu đãi ngay hôm nay.