Phân vi sinh vật là loại phân được khuyến khích sử dụng, vậy phân vi sinh vật là gì, bón phân vi sinh vật lâu thường xuyên thì có lợi gì cho đất và cho cây trồng?
Để tìm hiểu những ảnh hưởng của việc bón phân vi sinh vật thường xuyên, chúng ta cùng tìm hiểu phân vi sinh vật là gì và các công dụng cũng như cách dùng của loại phân này.
Mục lục
Phân vi sinh vật là gì?
Phân vi sinh vật (còn được gọi là phân bón vi sinh) là loại phân bón được dùng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phân vi sinh vật có bản chất là chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích, bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Có rất nhiều loại phân bón vi sinh, trong
Phân bón vi sinh vật có những loại nào?
đó có thể kể đến những loại phổ biến như:
- Phân bón vi sinh vật cố định nitơ (tên thường gọi: phân đạm vi sinh vật cố định đạm);
- Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan;
- Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza,
- Phân bón hữu cơ vi sinh vật…
Điểm chung của các loại phân bón vi sinh đó là đều cung cấp và bổ sung cho cây trồng một lượng dinh dưỡng cần thiết nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch. Phân vi sinh hầu hết đều an toàn, không ảnh hưởng xấu đến con người, động vật cũng như môi trường sinh thái xung quanh. Do vậy đây là loại phân được khuyến khích sử dụng.
Phân bón vi sinh có công dụng gì?
Phân bón vi sinh có rất nhiều công dụng có ích như sau:
- Sự vận động của các vi sinh vật có trong phân bón vi sinh có tác dụng hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất canh tác.
- Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp tăng năng suất của cây trồng.
- Phân bón hữu cơ làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc hại và chuyển hóa thành nguồn chất có lợi cho cây.
- Sản phẩm phân vi sinh không gây ô nhiễm môi trường. Các chất đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ các sinh vật, động vật tồn tại xung quanh.
Bón phân vi sinh vật lâu thường xuyên thì thế nào?
Với những công dụng như trên, bón phân vi sinh vật lâu thường xuyên thì sẽ không gây hại cho đất. Ngoài ra, việc bón phân vi sinh vật thường xuyên còn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ các sinh vật xung quanh.
Cách sử dụng phân vi sinh vật
Để phân bón phát huy tối đa công dụng của nó, việc bón phân đúng cách rất quan trọng. Hầu hết các loại phân bón vi sinh được chế biến dưới dạng hạt hoặc dạng bột, khi dùng bà con có thể trộn chung phân bón với hạt giống để gieo. Với phương pháp phối hợp này, bà con cần làm hạt giống ướt sơ. Cách làm: tiến hành nhào đều trong phân theo tỷ lệ 1:100 (1 kg phân vi sinh: 100 kg hạt giống). Sau đó canh thời gian ủ hạt trong vòng 10 – 20 phút sau đó đem đi gieo để đạt hiệu quả nảy mầm cao nhất.
Đối với trường hợp trồng bằng cây giống thì bà con có thể bón phân vi sinh bằng phương pháp pha loãng phân với nước tạo thành dung dịch để ngâm rễ cây giống non trước khi trồng. Ngoài ra, cách bón đều trực tiếp vào đất canh tác cũng mang lại hiệu quả ủ đất khá tốt.
Hiện nay công việc rải phân bón và gieo sạ hạt giống có thể được thực hiện dễ dàng với máy bay nông nghiệp DJI Agras T40 và DJI Agras T20P. Máy bay được trang bị hệ thống rải có công suất lớn, dễ dàng chuyển đổi từ hệ thống phun thuốc trừ sâu sang chức năng rải hạt. Máy bay có thể hoạt động dễ dàng trên nhiều địa hình khác nhau, rải phân chính xác, đồng đều, không bỏ sót, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng, tiết kiệm chi phí và giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Ứng dụng công nghệ cao và các sản phẩm thân thiện với môi trường như phân bón vi sinh vào sản xuất nông nghiệp là xu hướng hiện nay giúp mang lại hiệu quả tối ưu, tăng năng suất và chất lượng nông sản, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.