Bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ & giải pháp phòng ngừa


Trong quá trình sinh trưởng của lúa, giai đoạn đòng trổ rất quan trọng vì ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Bà con cần nắm được các bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ.

Giai đoạn lúa đòng trổ là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ bởi đây là thời kỳ tạo dựng hạt lúa, giai đoạn này cây lúa cũng vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường cũng như rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Nếu như bà con chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì rất có thể bị thất thu.

Trong số các loại bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ thì bệnh do vi khuẩn là đối tượng cần chú ý, đặc biệt là hai bệnh: bệnh cháy bìa lá và lép vàng.

Bệnh cháy bìa lá

benh chay la lua 01

Bệnh cháy bìa lá (bệnh bạc lá) trên lúa là bệnh do vi khuẩn Xanhthomonas oryzae gây nên. Loài vi khuẩn này rất thích hợp phát sinh và phát triển ở các quốc gia nhiệt đới. Chính vì vậy, ở Việt Nam bệnh cháy bìa lá xuất hiện quanh năm, từ vụ này sang vụ khác, đây là đối tượng mà bà con cần hết sức chú ý.

Theo các chuyên gia, bệnh cháy bìa lá lúa ở nước ta xuất hiện với phạm vi cả nước và đặc biệt ở vụ hè thu bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng hơn. Vi khuẩn Xanhthomonas oryzae có khả năng lưu tồn từ vụ này sang vụ khác. Con đường xâm nhiễm vào mô cây của vi khuẩn đó là các cửa ngõ tự nhiên như không khí và các vết nứt ở chân mạ hay vết thương do lá cọ xát vào nhau…

Bệnh lép vàng

benh tren lua giai doan dong tro

Tác nhân gây bệnh lép vàng trên cây lúa là vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae). 

Bệnh lép vàng lúa thường xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ, vào mùa mưa ẩm có sương mù dày vào ban đêm. Bệnh thường gây hại nặng ở vụ lúa hè thu và vụ thu đông.

Khi bệnh tấn công mạnh và sớm trên lúa giai đoạn đòng trổ sẽ làm năng suất lúa bị thiệt hại nặng nề. Bệnh lép vàng khiến hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn.

Bệnh lép vàng cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (khi hạt đã vào chắc), khi đó sẽ làm cho hạt gạo bị thối đen và teo tóp lại. Nguồn gây bệnh lép vàng trên lúa thường được tìm thấy trong không khí, đất và nước. Nguồn bệnh tồn tại trên những bộ phận bị nhiễm bệnh của cây lúa hoặc cỏ dại và rơm rạ trong ruộng. 

Các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố, lưu tồn của vi khuẩn gây bệnh lép vàng gồm: Loại đất, pH, thời tiết và kỹ thuật canh tác.

Phòng trừ bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ

Để đảm bảo năng suất cuối vụ, bà con cần chú ý quan sát đồng ruộng để phát hiện bệnh sớm, chủ động đối phó với bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ, nhất là bệnh cháy bìa lá và bệnh lép vàng.

benh lua von 02

Bà con cần áp dụng sớm các biện pháp tổng hợp (chọn giống lúa kháng bệnh, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc, bón phân cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật), tránh để bệnh có điều kiện xâm nhiễm nặng là việc nên làm trước tiên. 

Cũng tương tự như các bệnh hại trên lúa khác, để cắt đứt sự lưu tồn của cháy bìa lá cũng như lép vàng bà con phải vệ sinh đồng ruộng và làm đất  thật kỹ lưỡng, nên chọn giống sạch bệnh để gieo sạ.

Giải pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa bằng máy bay không người lái

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại máy móc đã được phát minh để thay thế cho sức lao động của con người. Một trong những thiết bị hỗ trợ cho nhà nông vô cùng hiệu quả không thể không nhắc đến máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái là thiết bị được sử dụng để phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. Máy bay ứng dụng công nghệ có tính tự động hóa cao, người vận hành chỉ cần ngồi một vị trí để điều khiển máy bay phun thuốc.

Nếu như với phương pháp thủ công, người nông dân phải mất vài giờ đồng hồ để lội ruộng phun thuốc sâu, giờ đây máy bay phun thuốc chỉ cần 10 phút là hoàn thành công việc phun thuốc trên một hecta, công suất gấp hơn 20 lần nhân công lao động bằng phương pháp thủ công nên giúp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước, phun đồng đều, chính xác, không bị chồng lối, không giẫm đạp lên lúa, an toàn cho sức khỏe người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường.

Các dòng máy bay xịt thuốc sâu không người lái nổi tiếng hiện nay như DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40. AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN