Bệnh hại trên cây su su & cách phòng trừ hiệu quả


Su su là loại quả dân dã quen thuộc với hương vị thanh mát, dễ trồng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, su su cũng dễ gặp phải nhiều loại bệnh hại như bệnh thán thư, vàng lá, héo xanh,… Bài viết này của AgriDrone sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh hại trên cây su su, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Bệnh thán thư trên su su

Nguyên nhân

Bệnh thán thư trên cây su su do nấm Colletotrichum spp. gây ra, thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ.

benh hai tren cay su su

Ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Triệu chứng

  • Trên lá: Xuất hiện đầu tiên là các đốm màu vàng xanh, sau đó lan rộng nhanh chóng. Các vết bệnh liên kết với nhau, khiến lá biến vàng và chết nhanh chóng, chuyển sang màu nâu xám.
  • Trên cuống quả: Các đốm màu nâu nhạt và hơi lõm, khi bệnh nặng có thể khiến quả rụng sớm hoặc phát triển chậm và dị dạng.

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng hạt giống hoặc quả giống không bị nhiễm bệnh từ những khu vực không có dịch bệnh.
  • Cần loại bỏ và tiêu hủy những bộ phận của cây bị nhiễm bệnh, bao gồm cả lá và cuống lá để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Không bón quá nhiều đạm vì có thể đẩy nhanh sự phát triển của bệnh, nên bón phân cân đối N, P, K để cây phát triển khỏe mạnh và có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn.
  • Trong trường hợp bệnh gây hại nặng hơn, bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Carbendazin, Cymoxanil, và Metalaxyl,… để diệt trừ mầm bệnh.

Bệnh vàng lá, xoăn ngọn ở su su

Nguyên nhân và triệu chứng

Cây su su bị vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

benh hai tren cay su su 1

  • Thối rễ: Xảy ra khi cây bị úng nước làm cho rễ không thể hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến việc lá vàng từ gốc lên và héo dần.
  • Côn trùng: Rệp và các loại côn trùng khác có thể gây vàng lá, chúng thường gây hại ở mặt dưới của lá cây su su.
  • Bệnh khảm vàng lá: Một bệnh do virus gây ra và lây lan qua côn trùng như bọ phấn trắng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Thiếu các khoáng chất cần thiết có thể khiến lá vàng su su nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây.
  • Lá già: Lá ở gần gốc cây vàng, khô héo là sự bình thường trong quá trình cây phát triển.

Biện pháp phòng trừ

  • Nếu phát hiện sớm hiện tượng thối rễ ở, bà con nên thay đất mới để tránh úng nước, nếu nặng hơn thì có thể cần trồng lại cây mới.
  • Dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc pha nước tỏi ớt để phun giúp tiêu diệt côn trùng phá hoại cây.
  • Vì không có thuốc đặc trị khảm vàng lá, bà con cần loại bỏ các lá bị bệnh và phun thuốc diệt côn trùng để ngăn chặn lây lan.
  • Bổ sung phân NPK cân đối và các vi khoáng cần thiết như Canxi-Bo để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của cây.
  • Ngắt bỏ lá vàng để tránh nấm bệnh phát triển từ lá bị thối rữa.

Bệnh héo xanh trên cây su su

Nguyên nhân

benh hai tren cay su su 2

Bệnh héo xanh trên cây su su do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith gây ra. Vi khuẩn này có khả năng sống trong môi trường ẩm ướt và dễ dàng lây lan qua nước để phát tán rộng rãi trong điều kiện tưới tiêu không thích hợp hoặc mưa nhiều.

Triệu chứng

  • Cây su su có thể héo lá xanh tốt trở lại ở một cành hoặc một nhánh, sau đó cả cây héo xanh.
  • Cây bắt đầu héo liên tục vào ban ngày, tươi vào ban đêm, sau 2-3 thì không thể phục hồi và chết hẳn.
  • Gốc cây bắt đầu thối nhũn và cây dần chết đi từng nhánh, cuối cùng là chết cả cây.
  • Đặc biệt, dù cây héo và chết nhưng lá vẫn giữ màu xanh.

Biện pháp phòng trừ

  • Vệ sinh sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy các tàn dư của cây bệnh ở khu vực xa vườn để ngăn chặn vi khuẩn phát tán.
  • Bố trí lại vườn tạo rãnh thoát nước nhằm giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt.
  • Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục để nâng cao sức đề kháng của cây.
  • Phun luân phiên các thuốc như Streptomyces lydicus WYEC 108 và các sản phẩm kết hợp như Actino – Iron 1.3 SP để phòng ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những bệnh hại phổ biến trên cây su su, để giải quyết triệt để các bệnh này thì bà con có thể cân nhắc đến việc sử dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc một cách chính xác và hiệu quả hơn. Đây là giải pháp hiện đại giúp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất cây trồng. 

Liên hệ với AgriDrone hôm nay để được tư vấn chi tiết về các giải pháp máy bay nông nghiệp, giúp bà con có một vụ mùa bội thu và an toàn.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN