Theo thống kê, bệnh đốm lá có thể gây thiệt hại từ 20% đến 50% năng suất cam nếu không được kiểm soát. Đây là một con số không hề nhỏ đối với những người nông dân tâm huyết với vườn cây của mình.
Bài viết này của AgriDrone sẽ giúp bà con nhận diện đúng bệnh đốm lá trên cây cam, hiểu rõ nguyên nhân và nắm chắc các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất, bảo vệ thành quả lao động của mình.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây cam
Để trị bệnh hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết nguyên nhân gây ra nó. Bệnh đốm lá trên cây cam chủ yếu là do:
- Nấm: Đây là tác nhân phổ biến nhất. Bà con có thể nghe đến các loại nấm như Alternaria Alternata, Mycosphaerella citri (gây bệnh đốm dầu), Diaporthe citri (gây bệnh Melanose hay còn gọi là tàn nhang)… Các loại nấm này thường tồn tại trong tàn dư thực vật như lá rụng, cành khô trong vườn hoặc trên đất.
- Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây ra các triệu chứng đốm lá, tuy ít phổ biến hơn nấm.
Mầm bệnh là bào tử nấm hoặc vi khuẩn lây lan đi khắp vườn chủ yếu qua:
- Nước: Nước mưa, nước tưới phun là phương tiện lây lan cực nhanh, đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt.
- Gió: Gió mang bào tử nấm đi xa.
- Côn trùng: Một số loài côn trùng có thể mang mầm bệnh đốm dầu trên cây cam lan nhanh.
- Dụng cụ canh tác: Dao, kéo cắt tỉa nếu không được khử trùng cũng có thể làm lây bệnh từ cây này sang cây khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá ở cây cam
Việc phát hiện sớm bệnh đốm lá ở cam là chìa khóa để xử lý kịp thời. Bà con hãy thường xuyên thăm khám vườn nhà mình, đặc biệt chú ý những dấu hiệu sau trên lá cam:
- Bệnh thường xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ li ti. Ban đầu, bà con có thể thấy chúng có màu vàng hoặc hơi nâu.
- Khi bệnh phát triển thì sẽ xuất hiện những chấm nhỏ này sẽ lan rộng ra, tạo thành các vết đốm lớn hơn. Tùy loại nấm, khuẩn mà vết đốm có hình dạng khác nhau như hình tròn, bầu dục, hoặc không định hình.
- Vết đốm sẽ chuyển dần sang màu nâu sẫm, rồi đen lại. Đặc biệt, vết bệnh do nấm Mycosphaerella citri khi nặng thường có màu đen nhờn bẩn, sờ vào có cảm giác hơi nổi hoặc sần sùi.
- Một số loại đốm lá có thể có một quầng màu vàng hoặc nâu nhạt bao quanh vết đốm chính.
- Vết bệnh có thể thấy ở cả mặt trên và mặt dưới của lá, nhưng đôi khi tập trung nhiều hơn ở một mặt tùy loại bệnh.
- Lá bị nhiễm bệnh nặng, đặc biệt là khi các đốm lan rộng và nối liền nhau, sẽ nhanh chóng chuyển sang màu vàng úa, khô héo và rụng sớm hàng loạt.
Ngoài lá, bà con cũng cần kiểm tra cả trên cành non và quả. Bệnh đốm lá cũng có thể gây hại lên các bộ phận này, tạo thành các vết đốm làm giảm giá trị quả đáng kể.
Ảnh hưởng của bệnh đốm lá đối với cây cam
Bệnh đốm lá không chỉ làm xấu bộ tán lá mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Lá bị đốm bệnh làm giảm diện tích quang hợp, cây không đủ năng lượng để phát triển khỏe mạnh.
- Khi lá rụng non, cây bị stress, mất sức ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa, đậu trái của cây trong các vụ tiếp theo.
- Cây yếu cho quả nhỏ, kém chất lượng. Vết đốm trên quả làm giảm giá trị thương phẩm, khó bán được giá cao. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể làm rụng quả non hoặc gây thối quả.
- Bà con phải tốn kém thêm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun xịt.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đốm lá
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là lời khuyên đúng đắn trong nông nghiệp. Để giảm thiểu nguy cơ bệnh đốm lá tấn công vườn cam, bà con hãy áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
- Ưu tiên trồng các giống cam khỏe mạnh, có khả năng chống chịu tốt với các loại bệnh đốm lá phổ biến ở địa phương mình.
- Thu gom và tiêu hủy lá, cành, quả bị bệnh rụng xuống đất. Cắt bỏ các cành khô, cành sâu bệnh trên cây. Phát quang bụi rậm xung quanh vườn. Việc này giúp loại bỏ nguồn mầm bệnh tồn tại trong vườn.
- Thường xuyên cắt tỉa để vườn cây luôn thông thoáng, ánh sáng mặt trời chiếu được vào bên trong tán. Điều này giúp giảm độ ẩm, tạo môi trường bất lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây như đạm, lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng. Đặc biệt, tránh bón thừa đạm vì đạm cao làm cây ra lộc non tập trung, lá xanh mướt nhưng thành tế bào yếu, dễ gây ra các loại nấm bệnh. Cây khỏe mạnh sẽ có sức đề kháng tốt hơn.
- Tưới nước đủ ẩm, tránh để vườn bị ngập úng hoặc quá ẩm thấp kéo dài. Nếu tưới phun mưa, nên tưới vào buổi sáng sớm để lá có thời gian khô ráo trước khi trời tối.
- Trồng cây với khoảng cách phù hợp, tránh trồng quá dày khiến vườn bị rợp, ẩm thấp.
Biện pháp trị bệnh đốm lá trên cây cam dứt điểm
- Khi bệnh đốm lá đã xuất hiện, việc xử lý kịp thời và đúng cách là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn bệnh lây lan và phục hồi sức khỏe cho cây.
- Nếu số lượng lá, cành bị bệnh chưa nhiều, hãy mạnh dạn cắt bỏ các bộ phận này và đưa ra khỏi vườn tiêu hủy ngay. Điều này giúp loại bỏ nhanh nguồn bệnh tại chỗ.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi bệnh đã lây lan rộng. Một số hoạt chất phổ biến và hiệu quả mà bà con có thể tham khảo là Copper Oxychloride , Daconil 500SC, Hexaconazole… có tác dụng phòng và trị phổ rộng, đặc biệt với các bệnh do vi khuẩn và một số nấm.
- Sử dụng thuốc theo quy tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh hiện tượng nấm và khuẩn kháng thuốc.
Tối ưu hiệu quả trừ bệnh đốm lá cây cam bằng máy bay phun thuốc
Tại AgriDrone, chúng tôi nhận thấy rằng việc phun thuốc trừ bệnh đốm lá trên cây cam bằng phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn: thuốc khó tiếp cận sâu bên trong tán lá dày, không phủ đều cả mặt trên và dưới lá, tốn nhiều nước và nhân công, người phun tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Máy bay phun thuốc nông nghiệp cho cây cam chính là giải pháp đột phá để trị bệnh đốm lá cam dứt điểm và hiệu quả hơn rất nhiều.
Máy bay tạo ra luồng gió mạnh giúp hạt thuốc siêu nhỏ được phân tán cực kỳ đều và mịn, len lỏi vào từng ngóc ngách của bộ tán, bám dính tốt cả ở mặt dưới lá, nơi bệnh đốm lá thường phát sinh mạnh.
Thuốc tiếp xúc tối đa với mầm bệnh, tiêu diệt chúng hiệu quả hơn. Đồng thời tiết kiệm lượng nước và thuốc sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người nông dân. Việc phun nhanh chóng bằng máy bay cũng giúp xử lý bệnh kịp thời trên diện rộng khi cần.
Bệnh đốm lá trên cây cam là một thách thức, nhưng hoàn toàn có thể quản lý và phòng trừ hiệu quả nếu bà con nắm vững kiến thức và hành động kịp thời. Hãy luôn quan sát vườn, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và đừng ngần ngại ứng dụng công nghệ mới như máy bay phun thuốc để việc trị bệnh đạt hiệu quả “dứt điểm”, bảo vệ tốt nhất cho vườn cam của mình.
AgriDrone luôn sẵn sàng đồng hành, cung cấp giải pháp công nghệ và tư vấn kỹ thuật giúp bà con vượt qua mọi khó khăn về sâu bệnh hại.